Các bài viết cũ

Hòa âm guitar đệm hát nâng cao/mở rộng – Gần 200 bài hát tổng hợp nhiều năm (Ver 05/2024)

Thân gửi anh chị em thân mến của 4dummies.info.

Sau nhiều dự định nay mình mới có thời gian lập một danh mục files tổng hợp các bài guitar/piano đệm hát được nhiều guitarist hòa âm lại ở dạng nâng cao và mở rộng ở nhiều hợp âm hay hơn và sát với bản gốc hơn những file hợp âm cơ bản trên các trang web miễn phí. Danh mục tổng hợp các bài hát này được mình sưu tầm, chỉnh sửa hoặc chơi lại nhiều lần để kiểm tra tính hợp lý trong việc sử dụng trong quá trình chơi nhạc nhiều năm qua và lưu lại ghi chú.

Danh mục bài hát đợt này mình chia thành 2 phần khác nhau: Mỗi phần 86 bài, 2 phần 172 bài nhạc nhiều thể loại khác nhau (bài hát Việt Nam từ tất cả các thể loại), trong tương lai nếu quá trình chọn lọc, và lưu trữ phát triển tiếp mình sẽ bổ sung phần 3 hay các phần tiếp nối.

I. Vì sao người chơi guitar cần quan tâm đến hòa âm nâng cao/ mở rộng trong quá trình đệm hát biểu diễn/sinh hoạt.

  • Qua nhiều năm, những người chơi guitar đã thành thục trong việc đệm hát những bản nhạc bằng những hợp âm cơ bản (đáp ứng được mọi nhu cầu giao lưu biểu diễn) họ cảm thấy việc chơi đệm hát theo một lối cũ trở nên nhàm chán, hòa âm quen thuộc trở nên nhạt dần và làm cho chất lượng bản trình diễn không còn hay như thuở ban đầu, cùng theo thơi gian, trình độ người chơi phát triển hơn và họ muốn biểu diễn bài nhạc cũ một cách hay hơn. Đó là lý do mỗi người chơi cần phát triển thêm ở những mức độ khác để nâng cao khả năng hứng thú hoặc đơn giản là một lộ trình mới trong quá trình chơi guitar của mỗi người, thì việc làm quen với những hợp âm mở rộng là điều tất/lẽ/dĩ/ngẫu.
  • Thoát khỏi những hợp âm bộ 3 (trưởng/thứ) để trải nghiệm những hợp âm bậc cao hơn giúp người chơi guitar phát triển kỹ năng về nhiều mặt (kỹ thuật, âm thanh và chất lượng bài hát) nâng tầm người chơi lên một mức độ cao hơn.
  • Bài nhạc hòa âm mở rộng trong đệm hát guitar sử dụng những hợp âm sát hơn, hay hơn, và chèn thêm nhiều hợp âm ở những khoảng nghĩ giúp bản nhạc sát hơn với giai điệu và làm người chơi lên “trình” thấy rõ trong quá trình biểu diễn và trong cả khả năng của bản thân.
  • Nếu người chơi thành thục guitar cơ bản, bắt đầu bước sang những hợp âm nâng cao – mặc dù chưa hiểu gì nhiều về nhạc lý hay tại sao lại sử dụng hợp âm đó trong đệm hát thì việc cứ chơi đi chơi lại theo một phản xạ hoặc đầu tiên là “máy móc” áp dụng, thông qua thời gian tự nhiên sẽ bắt đầu hình thành cảm giác về cảm âm hoặc về nhịp điệu để tự nhận ra được ở vị trí đó chúng ta có thể thêm hợp âm bậc cao nào – (điều này được kiểm nghiệm bởi nhiều thành viên clb mà mình đã trải qua dù nhiều lúc họ không hiểu vì sao lại sử dụng hợp âm nâng cao ở chỗ đó, tuy nhiên cái chất lượng của bài nhạc họ biểu diễn đã nâng tầm lên so với trước đây).

II. Đối tượng nào cần quan tâm đến nội dung files hòa âm nâng cao này?

(more…)

Các bậc trong âm giai – Music Degree

Các bậc trong âm giai – Music Degree

(c)Hình Như là – http://www.4dummies.info

http://www.gombi.vn | http://www.beooi.com

http://www.ghita.vn

  • Mỗi nốt nhạc trong một thang âm (âm giai) có một tên gọi đặc biệt, được gọi là một bậc (degree).
  • Nốt đầu tiên và nốt cuối cùng gọi là tonic (chủ âm).

Nốt thứ năm gọi là dominant (át âm).

Nốt thứ tư gọi là subdominant (hạ át âm).

Lưu ý, subdominant có khoảng cách giữa tonic (lưu ý các chữ đánh dấu đỏ) ở dưới bằng với khoảng cách giữa dominant với tonic ở trên.

  • Chữ sub mang ý nghĩa nó nằm bên dưới, ở đây là dưới dominant.
  • Nốt thứ ba gọi là mediant (trung âm), nó nằm chính giữa tonic dưới và dominant.

Tương tự, nốt thứ sáu gọi là submediant (hạ trung âm), nó nằm chính giữa subdominant và tonic trên.

Nốt thứ hai gọi là supertonic (thượng chủ âm). Chữ super mang ý nghĩa nó nằm bên trên.

Trong khi sáu nốt nhạc đầu tiên có tên giống nhau trong cả thang âm trưởng và thang âm thứ, thì nốt thứ bảy là trường hợp đặc biệt.

Nếu nốt thứ bảy nằm dưới tonic nửa cung, xảy ra ở Major scale, nó được gọi là leading tone (cảm âm).

  • Khi chơi C Major ta sẽ nghe thấy nốt thứ bảy “dẫn đến” (lead) tonic.
  • Trong harmonic minor và melodic minor, nó cũng được gọi là leading tone.

Trong Natural Minor (âm giai thứ tự nhiên), nốt thứ bảy nằm dưới tonic một cung, nó được gọi là subtonic (hạ chủ âm).

  • Khi chơi C Natural minor, ta sẽ nghe thấy nốt thứ bảy xa cách hơn tonic, ta nói nó không dẫn đến tonic.

  • Ta dùng các số có dấu mũ để chỉ các bậc trong thang âm. Hoặc thay bằng các số La Mã (ví dụ: bậc I, bậc II, bậc III, …).

Ví dụ trong C Major, dominant (nốt G) được đánh dấu bằng số 5 có dấu mũ.

Credit: Musictheory.net

Beooi.com

Hướng dẫn guitar bài: Anh còn nợ em (intro, outtro, đệm hát…)

Hướng dẫn guitar bài: Anh còn nợ em (intro, outtro, đệm hát…)

4dummies.info | Beooi.com | Ghita.vn | Gombi.vn

[Youtube=https://youtu.be/J2mf87SMa9k]

Điệu Boston

Anh còn nợ [Am] em, công viên ghế [Em] đá
Công viên ghế [Am] đá, lá đổ chiều [Em] êm.
Anh còn nợ [F] em, dòng xưa bến [G/F] cũ
Dòng xưa bến [Em7] cũ, con sông êm [Am] đềm.

Anh [Am]còn nợ [Am9] em, chim về núi [E/G#] nhạn
Trời [D#/G]mờ mưa [Bm7/F#] đêm, trời mờ mưa [Esus4] đêm[E7]

Anh còn nợ [Cadd9] em, nụ hôn vội [Gadd9] vàng
Nụ hôn vội [Em7] vàng, nắng chói qua [Am] rèm.

Anh còn nợ [Am] em, con tim bối [Em] rối
Con tim bối [Am] rối, anh còn nợ [Em] em.
Và còn nợ [F] em, cuộc tình đã [G/F] lỡ
Cuộc tình đã [Em7] lỡ, anh còn nợ [Am] em.

Hình Như Là – 4dummies.info

http://www.facebook.com/4dummies.info

Điệu FOX Guitar 2/4 – FOX Guitar 4/4 – 4dummies.info – ghita.vn

Điệu FOX Guitar 2/4 – FOX Guitar 2/4 

4dummies.info

ghita.vn

soaica.net

Gombi.vn | Beooi.com

Fingerpicking:

Bass Chát Bass’ Chát

– Bass: Bass chính của hợp âm.
– Bass’: Bass phụ là át âm – sau bass chính 3,5 cung.

VD: Bass là A thì Bass’ là D – Từ D đến A là 3,5 cung.
Bass là D thì Bass’ là A – Từ D đến A là 3,5 cung.
Bass là C thì Bass’ là G
Bass là G thì Bass’ là D
Tương tự với các hợp âm khác.

– Chát: Dây 3+2+1 đánh cùng lúc

Tham khảo thêm các điệu khác đã được hướng dẫn:

http://www.4dummies.info

http://www.ghita.vn

http://www.soaica.net

http://www.gombi.vn

http://www.youtube.com/4dummiesdotinfo

http://www.facebook.com/4dummies.info

Điệu TANGO Guitar 4/4 – TANGO Guitar 4/4 – 4dummies.info – ghita.vn

Điệu TANGO Guitar 4/4 – TANGO Guitar 4/4 

4dummies.info

ghita.vn

soaica.net

gombi.vn

Strumming:

Chát Chát Chát Chátbùm|Chát (đổi hợp âm)

1        2       3       4&|1 (đổi hợp âm)    

X       X       X      Xl|X (đổi hợp âm)

 

Tham khảo thêm các điệu khác đã được hướng dẫn:

http://www.4dummies.info

http://www.ghita.vn

http://www.soaica.net

http://www.youtube.com/4dummiesdotinfo

http://www.facebook.com/4dummies.info

Điệu BOLERO Guitar 4/4 – BOLERO Guitar 4/4 – 4dummies.info – ghita.vn

Điệu BOLERO Guitar 4/4 – RAP Guitar 4/4 

4dummies.info

Gombi.vn | Beooi.com | Ghita.vn

soaica.net

* Cách 1: Fingerpicking

Bass 321 Chát Bass Chát Bass’ Chát| Bass (chuyển hợp âm).

– Bass: Bass chính của hợp âm.
– Bass’: Bass phụ là át âm – sau bass chính 3,5 cung.

Bass là A thì Bass’ là D – Từ D đến A là 3,5 cung.
Bass là D thì Bass’ là A – Từ D đến A là 3,5 cung.
Bass là C thì Bass’ là G
Bass là G thì Bass’ là D
Tương tự với các hợp âm khác.

* Cách 2: Nâng cấp

Thay 321 bằng kỹ thuật Roll – lăn tay.

Bass Rát Chát Bass Chát Bass’ Chát| Bass (chuyển hợp âm).

Tham khảo thêm các điệu khác đã được hướng dẫn:

http://www.4dummies.info

http://www.ghita.vn

http://www.soaica.net

http://www.youtube.com/4dummiesdotinfo

http://www.facebook.com/4dummies.info

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢN NHẠC

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢN NHẠC | NHẠC LÝ CƠ BẢNPHÂN TÍCH BẢN NHẠC

4dummies.info

ghita.vn

soaica.net

Tỷ năm rồi chưa đăng bài viết nào chia sẻ với các bạn về guitar, hôm nay sắp xếp được thời gian, đăng với mọi người bản lược dịch một bài viết rất cơ bản về nhạc lý, phân tích bản nhạc và các khái niệm cực kỳ dễ hiểu, đúng theo tiêu chí for dummies từ website WIKIHOW.COM chúc các bạn có thể dễ dàng ghi nhớ được những phần mệt mỏi nhất trong âm nhạc.

Âm nhạc là một loại ngôn ngữ đã tồn tại hàng ngàn năm nay, và những ký hiệu trong âm nhạc mà chúng ta dùng ngày nay cũng đã xuất hiện từ hơn 300 năm trước. Ký âm là cách ghi lại âm thanh bằng các ký hiệu, từ những ký hiệu cơ bản về cao độ, trường độ và nhịp điệu, cho tới những ký hiệu phức tạp hơn về biểu cảm, âm sắc và thậm chí cả những hiệu ứng đặc biệt. Bài viết này sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về cách đọc một bản nhạc, hướng dẫn các phương pháp nâng cao, và đưa ra một số cách để bạn có thể tìm hiểu thêm về chủ đề này.

PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NHẠC LÝ

Cách ghi nhớ khóa SOL – Cách ghi nhớ khoá FA

1. Hiểu rõ khuông nhạc: Trước khi bạn bắt đầu học nhạc, bạn cần phải nắm được một số kiến thức mà bất kỳ ai cũng phải biết khi học nhạc. Những đường kẻ ngang trên bản nhạc được gọi là “khuông nhac”. Đây là ký hiệu âm nhạc cơ bản nhất và là nền tảng cho tất cả mọi thứ trong âm nhạc.

  • Khuông nhạc bao gồm năm dòng kẻ ngang song song, ở giữa chúng đều có khoảng cách (gọi là khe). Cả dòng kẻ và các khe đều được đánh số để dễ ghi nhớ, và luôn được đánh thứ tự từ thấp (đáy khuông nhạc) đến cao (đỉnh khuông nhạc).

2. Hãy bắt đầu với Khóa Treble (Khoá SOL): Một trong số những điều đầu tiên bạn sẽ gặp khi học nhạc, đó là “Khóa nhạc”. Ký hiệu uốn lượn ở đầu bên trái của khuông nhạc đó sẽ cho bạn biết cữ âm của bản nhạc cần chơi. Mọi loại nhạc cụ và giọng hát ở âm vực cao đều thuộc cữ âm của khóa Treble. Trong bài viết cơ bản về cách đọc bản nhạc này, chúng ta sẽ chỉ sử dụng khóa Treble trong mọi ví dụ.

  • Khóa Treble, hay còn gọi là khóa Sol, được bắt nguồn và cách điệu từ chữ G trong tiếng La-tinh. Có một cách rất hay để nhớ điều này, đó là nét uốn tròn ở chính giữa khóa Sol có hình dạng giống chữ G. Khi ghi các nốt nhạc vào khuông nhạc có khóa Sol, chúng sẽ có thứ tự như sau:
  • Năm dòng kẻ, tính từ dưới lên, sẽ ghi những nốt nhạc sau: E G B D F.
  • Bốn khe, tính từ dưới lên, sẽ ghi những nốt nhạc sau: F A C E.
  • Điều này có thể hơi khó nhớ, nhưng bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để ghi nhớ dễ dàng hơn. Đối với những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ, bạn có thể ghi nhớ câu: “Em Gọi Bạn Đi Fượt” hoặc (Every Good Boy Does Fine) hay bất kỳ câu gì các bạn tự nghĩ ra. Đối với những nốt nhạc nằm ở khe, bạn có thể nhớ là: “Fải Ăn Cùng Em” hoặc FACE – từ khuôn mặt trong tiếng Anh. Một cách khác là chơi các trò chơi thông qua các công cụ nhận diện nốt nhạc trực tuyến cũng là một cách tuyệt vời để nhớ được thứ tự này.

Read the rest of this entry

Những hợp âm màu guitar nên biết – Color Chords

Những hợp âm màu guitar nên biết – Color Chords 

4dummies.info

Gombi.vn | Beooi.com | Ghita.vn

soaica.net

Lâu lắm mới làm cái clip linh tinh về guitar cho các bạn.

Hôm nay chia sẻ một chút về hợp âm màu.

Chúc các bạn vui vẻ

Dadd11: X54035

Bm6add11: X24030

Emadd9: 024100

Aadd9: X02420

Eadd9: 024100

Gmaj7: 3X0032

Csus2add11: X30032

Cadd9: X30030

C#m9: X46800

Fmaj7sus2: XX3010

Dm9(no5): X5355X

Aadd2: 0776XX

Badd4: 099800

Tham khảo thêm các điệu đệm hát khác:

http://www.4dummies.info
http://www.ghita.vn
http://www.soaica.net
http://www.youtube.com/4dummiesdotinfo
http://www.facebook.com/4dummies.info

Hình Như Là – 4dummies.info

Nhịp và phách trong âm nhạc

Nhịp và phách trong âm nhạc

4dummies.info

ghita.vn

soaica.net

1.    Nhịp:

–       Nhịp là khoảng thời gian chia đều nhau của một bản nhạc. Nhịp nằm giữa 2 vạch nhịp.

– Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh.

– Khi kết thúc 1 đoạn nhạc hay thay đổi khoá nhạc, thay đổi nhịp, người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép.

 

2.    Phách:

–       Trong một nhịp lại chia thành các quãng thời gian đều nhau gọi là phách.

–       Trong nhịp lại có phách mạnh(thường ở đầu nhịp) và phách nhẹ. Nhờ có phách mạnh và phách nhẹ mà người ta phân  biệt được các loại nhịp khác nhau. Ví dụ: 2/4;3/4;4/4;…

Read the rest of this entry

HỢP ÂM GUITAR MỞ RỘNG – HỢP ÂM 9 – HỢP ÂM 11 – HỢP ÂM 13 – Extended Chords 9th 11th 13th

HỢP ÂM GUITAR MỞ RỘNG – HỢP ÂM 9 – HỢP ÂM 11 – HỢP ÂM 13 – Extended Chords 9th 11th 13th

Hướng dẫn một số thế bấm sử dụng hợp âm 9, 11, 13

4dummies.info

ghita.vn

soaica.net

gombi.vn

Chuyên mục này, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về một nhóm hợp âm nâng cao, được xem như những dạng hợp âm mở rộng, thường thấy trong những dòng nhạc Jazz, nhưng vẫn được các nhạc sĩ hay guitarists sử dụng trong các dòng nhạc pop, blues hay latin để mang đến những hương vị mới mẻ cho bài hát, và hiệu quả âm thanh đem lại rất tuyệt vời. Việc mở rộng vốn hợp âm nâng cao qua các nấc thang trong quá trình tập luyện guitar là tất lẻ dĩ ngẫu.

Và nội dung chúng ta sẽ nói đến đó là:

HỢP ÂM GUITAR MỞ RỘNG – HỢP ÂM 9 – HỢP ÂM 11 – HỢP ÂM 13 và hướng dẫn một số thế bấm của hợp âm 9, 11 và 13.

Bài viết được sưu tầm, biên dịch và chia sẻ từ website: Guitarhabits của tác giả .

Cảm ơn những đóng góp của Guitarhabits đối với cộng đồng guitar thế giới.

(c)Hình Như Là – 4dummies.info

Lúc mới bắt đầu học về lý thuyết những hợp âm mở rộng, mọi thứ dường như là một thế giới mới đối với tôi. Tên gọi những hợp âm này dường như là cả một sự bí ẩn.

Tôi thường sử dụng những hợp âm này theo một cách riêng, kết hợp chúng vào trong một số bản nhạc guitar ưa thích của mình và bắt đầu học một số giai điệu jazz.

Khi bạn tập, thử nghiệm hay kết hợp những hợp âm này trong quá trình chơi guitar, thực sự nó đã rất vui và đầy màu sắc.

Read the rest of this entry