HỢP ÂM GUITAR MỞ RỘNG – HỢP ÂM 9 – HỢP ÂM 11 – HỢP ÂM 13 – Extended Chords 9th 11th 13th

HỢP ÂM GUITAR MỞ RỘNG – HỢP ÂM 9 – HỢP ÂM 11 – HỢP ÂM 13 – Extended Chords 9th 11th 13th

Hướng dẫn một số thế bấm sử dụng hợp âm 9, 11, 13

4dummies.info

ghita.vn

soaica.net

gombi.vn

Chuyên mục này, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về một nhóm hợp âm nâng cao, được xem như những dạng hợp âm mở rộng, thường thấy trong những dòng nhạc Jazz, nhưng vẫn được các nhạc sĩ hay guitarists sử dụng trong các dòng nhạc pop, blues hay latin để mang đến những hương vị mới mẻ cho bài hát, và hiệu quả âm thanh đem lại rất tuyệt vời. Việc mở rộng vốn hợp âm nâng cao qua các nấc thang trong quá trình tập luyện guitar là tất lẻ dĩ ngẫu.

Và nội dung chúng ta sẽ nói đến đó là:

HỢP ÂM GUITAR MỞ RỘNG – HỢP ÂM 9 – HỢP ÂM 11 – HỢP ÂM 13 và hướng dẫn một số thế bấm của hợp âm 9, 11 và 13.

Bài viết được sưu tầm, biên dịch và chia sẻ từ website: Guitarhabits của tác giả .

Cảm ơn những đóng góp của Guitarhabits đối với cộng đồng guitar thế giới.

(c)Hình Như Là – 4dummies.info

Lúc mới bắt đầu học về lý thuyết những hợp âm mở rộng, mọi thứ dường như là một thế giới mới đối với tôi. Tên gọi những hợp âm này dường như là cả một sự bí ẩn.

Tôi thường sử dụng những hợp âm này theo một cách riêng, kết hợp chúng vào trong một số bản nhạc guitar ưa thích của mình và bắt đầu học một số giai điệu jazz.

Khi bạn tập, thử nghiệm hay kết hợp những hợp âm này trong quá trình chơi guitar, thực sự nó đã rất vui và đầy màu sắc.

Trước khi quan tâm đến phần này, nếu các bạn là những newbie, tốt nhất nên tìm đọc về những khái niệm cơ bản: cấu tạo những hợp âm cơ bản, hợp âm 7. Khi đã am hiểu về những phần này thì việc tiếp cận những kiến thức về hợp âm mở rộng sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn.

Triads and 7th Chords – Hợp âm bộ 3 và hợp âm 7

Những hợp âm mở rộng là những hợp âm: 9, hợp âm 11, hợp âm 13.

Để hiểu cấu trúc những hợp âm mở rộng, trước tiên chúng ta phải biết về bộ 3 trưởng, bộ 3 thứ và những dạng hợp âm 7.

Chúng ta lấy hợp hợp âm C để làm ví dụ minh hoạ:

Hợp âm trưởng chứa đựng nốt gốc, nốt bậc 3 và nốt bậc 5 của âm giai trưởng: (1-3-5) = C

Hợp âm thứ chứa đựng nốt gốc, nốt bậc 3 giáng và nốt bậc 5 (1-3b-5) = Cm

Hợp âm 7 át chứa đựng nốt gốc, nốt bậc 3 và nốt bậc 5 và nốt bậc 7 giáng (1-3-5-7b) = C7

Hợp âm thứ 7 chứa đựng nốt gốc, nốt bậc 3 giáng, nốt bậc 5 và nốt bậc 7 giáng (1-3b-5-7b) = Cm7

Hợp âm trưởng 7 chứa đựng nốt gốc, nốt bậc 3, nốt bậc 5 và nốt bậc 7 (1-3-5-7) = Cmaj7

Như vậy, bạn có thể thấy những hợp âm trên được xây dựng trên những quãng 3 (1-3-5-7). Để tạo ra những hợp âm mở rộng, chúng ta cần xếp thêm những quãng 3 khác.

* 9th Chords – Những hợp âm 9

Có 3 dạng hợp âm 7, vì thế cũng sẽ có 3 dạng hợp âm 9:

Đó là hợp âm: 9 át, thứ 9 và trưởng 9  – The dominant 9th, minor 9th and major 9th.

Hợp âm 9 át chứa đựng: nốt gốc, nốt bậc 3, nốt bậc 5, nốt bậc 7 giáng và nốt bậc 9 (1-3-5-b7-9) = C9

Hợp âm thứ 9 chứa đựng: nốt gốc, nốt bậc 3 giáng, nốt bậc 5, nốt bậc 7 giáng và nốt bậc 9 (1-b3-5-b7-9) = Cm9

Hợp âm trưởng 9 chứa đựng: nốt gốc, nốt bậc 3, nốt bậc 5, nốt bậc 7 và nốt bậc 9 (1-3-5-7-9) = Cmaj9

9thchords

Lưu ý: Những hợp âm mở rộng có nhiều nốt. Và việc chúng ta chỉ có 5 ngón tay để chơi toàn bộ các nốt là điều khó khăn, vì thế cho phép chúng ta bỏ bớt nốt trong các hợp âm mở rộng. Trong trường hợp này, bạn có thể bỏ đi nốt bậc 5 trong hợp âm, bởi vì nó là nốt ít quan trọng nhất trong hợp âm. Nó cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều về mặt âm thanh tổng thể của hợp âm mở rộng.

Những hợp âm mở rộng là sự phát triển từ những hợp âm 7, do đó những nốt bậc 7 (hoặc 7 giáng) luôn xuất hiện trong các hợp âm mở rộng này. Những nốt bậc 9 cũng tương tự như vậy vì nó đại diện cho tên của dòng hợp âm này.

* 11th Chords – Hợp âm 11

Có 3 dạng hợp âm 11:  át 11, thứ 11 và trưởng 11.

Hợp âm át 11 – The dominant 11th chord:1 – 3 – 5 – b7 – 9 – 11 = C11
Hợp âm thứ 11 – The minor 11th chord:1 – b3 – 5 – b7 – 9 – 11 = Cm11
Hợp âm trưởng 11 – The major 11th chord:1 – 3 – 5 – 7 – 9 – 11 = Cmaj11

11th-chords

Lưu ý: Nốt bậc 3 trưởng và nốt bậc 4 (bậc 4 ở đây chính là bậc 11) xung đột nhau và tạo nên những âm thanh căng thẳng và khó chịu, vì thế nốt bậc 3 thường được bỏ bớt trong hợp âm C11 và Cmaj11. Về nguyên tắc, điều này sẽ làm thay đổi tên gọi của những hợp âm này khi ta bỏ bớt nốt bậc 3

C11 trở thành C9sus4

Cmaj7 trở thành Cmaj9sus4.

Tuy nhiên nó vẫn được xem như những hợp âm thuộc dòng 11.

Như đã nói ở đầu bài, nốt bậc 5 cũng được bỏ bớt để dành chỗ cho các ngón tay có thể bấm dễ dàng những nốt còn lại.

*13th Chords – Hợp âm 13

Có 3 dạng hợp âm 13: Hợp âm 13 át, hợp âm thứ 13 và hợp âm trưởng 13

Hợp âm 13 át – The dominant 13th chord: 1 – 3 – 5 – b7 – 9 – 11 – 13 = C13
Hợp âm thứ 13 – The minor 13th chord: 1 – b3 – 5 – b7 – 9 – 11 – 13 = Cm13
Hợp âm trưởng 13 – The major 13th chord: 1 – 3 – 5 – 7 – 9 – 11 – 13 = Cmaj13

13th-chords

Lưu ý: Nốt bậc 5, nốt bậc 9 và nốt bậc 11 có thể được lược bỏ. Để lại nốt bậc 7 (hoặc 7b) và nốt bậc 13.

Một hợp âm mở rộng không thay đổi chất lượng của hợp âm, nó chỉ add thêm nhiều gia vị cho âm thanh tổng thể.

Mẹo vặt: 

Tất cả những hợp âm mở rộng trên đây là những hợp âm đóng và nó có thể chơi ở mọi key. Số 1 trong hình là nốt gốc (root) của hợp âm và là căn cứ để ta xác định tên hợp âm. Trong ví dụ trên, nốt gốc là “C”. Di chuyển toàn bộ thế tay lên 1/2 cung sẽ là C#, lên 1/2 cung nữa sẽ là D…tiếp tục tiếp tục.

Nhiệm vụ:

1 – Học những hợp âm mở rộng ở những key khác nhau.

2 – Thử nghiệm và thay thế hợp âm 9 át cho hợp âm 7 át khi chơi một bài hát.

3 – Thay thế hợp âm trưởng 13 cho một hợp âm major7.

4 – Thử nghiệm dùng những hợp âm mở rộng trong những bài hát.

5 – Ghi nhớ những hợp âm mở rộng trong bài viết này.

Chúc các bạn tập luyện tốt và có những trải nghiệm thú vị với những kiến thức mới này.

Tham khảo thêm một số điệu đệm hát khác:

Hình Như Là – 4dummies.info

http://www.facebook.com/4dummies.info

 

Advertisement

About Hình Như Là

Xin đừng tìm biết rõ chàng ta - Nhân loại xem rằng dễ xấu xa Có đến mà yêu thì hãy đến Xem đầu mây gợn, mắt mây qua.

Posted on 25/04/2016, in GUITARTRICKS and tagged . Bookmark the permalink. 4 bình luận.

  1. Your website is very useful to me. I am learning alot of new musical theories from you. Thank you so much.

  2. adm viết thêm về jazz guitar hoặc blues hay bosanova đc ko?? về lý thuyết hoàn chỉnh lẫn thực hành trên guitar đc càng tốt…mấy cái nâng cao này chưa thấy việt nam mình dạy trên mạng luôn..mấy cái đơn giản thì nhiều người nói lắm rồi!! mong chờ bài viết của adm!

  3. Nguyễn Văn Danh

    Cảm ơn ad nhiều ạ!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: