Các bài viết cũ

Ăn chắc, mặc bền

Ăn chắc, mặc bền

4dummies.info

dtquote

1. Tony có 6 tháng làm việc trong một tập đoàn của Hồng Công, ngay tại Hồng Công thời còn trẻ. Trong 6 tháng đó, có nhiều bài học vô cùng quý giá mà ông chủ và đồng nghiệp xứ cảng thơm này đã chỉ cho Tony.

Khi về nước, ông chủ dặn, người hợp tác làm ăn mày nên để ý kỹ. Không nên làm ăn hợp tác với giáo viên và nghệ sĩ. Lúc đó Tony cũng sốc vì mẹ mình là giáo viên, còn bạn bè mình nghệ sĩ cũng nhiều, nghe như có cái gì đó không phải. Nhưng ổng nói, ý tao ở đây là phần lớn giáo viên bị bệnh chắc ăn nên làm ăn rất khó. Rủ họ làm ăn, họ căng thẳng lắm, 3 bữa là đòi rút vốn à. Còn nghệ sĩ thì đầu óc của họ là nghệ thuật, kém về quản lý tài chính, nên phần đông các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên…làm ăn 3 bữa là lên báo khóc vì phá sản. Thường nghệ sĩ muốn làm thành công, phải có công ty quản lý đầu tư đứng ra. Tony thấy cũng hợp lý, vì thấy bạn bè nghệ sĩ của mình làm ăn thua lỗ miết, tư duy về tiền bạc của họ cực kỳ lộn xộn, tiền hàng thay vì trả cho nhà cung cấp thì đem đi trả lương, hoặc mua sắm những thứ không cần thiết. Thế còn giáo viên, Tony hỏi. Ông chủ đáp, đó là một nghề đặc thù. Họ chọn làm nghề giáo viên thì trong gene của họ có sự chắc ăn rất lớn rồi, mà chắc ăn lại là KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CÓ trong “tố chất doanh nhân”. Học sinh châu Á từ nhỏ thường ngoan ngoãn nghe lời thầy cô dạy dỗ, nên cũng bị bệnh chắc ăn ít nhiều thấm vào người. Ông hỏi, hồi năm 18 tuổi, mày có được thầy cô trường cấp 3 tư vấn không. Tony bảo là có, hồi đó ai cũng bắt tụi tao nộp đơn 5-6 trường. Tụi tao khối A thì nộp một khoa toán tin ĐH tổng hợp, một trường kinh tế, một trường bách khoa, rồi giao thông vận tải, thuỷ sản…rồi thêm mấy cao đẳng nữa, đậu cái nào học cái đó, nếu đậu hết thì lựa cái trường có điểm cao mà học. Cái ổng hỏi rùi mày thì sao, Tony nói tao hem chịu, tao chỉ thi có 1 trường, rớt thì thôi đi làm lao động chân tay, chứ mình có đam mê các ngành khác đâu mà thi tùm lum vậy. Nhưng bạn bè thì đều thi rất nhiều trường, căng thẳng vì 5 trường đều đậu, lựa chọn mắc mệt. Năng lực cứ như đa khoa, ngành gì cũng học được, cũng làm được.

Read the rest of this entry

Điều cần biết về TPP và tác động đến Việt Nam

Điều cần biết về TPP và tác động đến Việt Nam

Việt Nam vừa đạt thỏa thuận đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là một cuộc chơi mới và ở tầm cao sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng đồng thời là những cơ hội bằng vàng cho đất nước.

Read the rest of this entry

TPP là gì? – 10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP

TPP là gì? 

10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP

4dummies.info

Một bài viết hay – cơ bản giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về TPP một cách tổng quát từ Ezlawblog

Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và 9 quốc gia khác đang hy vọng sẽ hoàn thành ký kết TPP trong năm 2015. Theo Ezlaw, TPP sẽ là một sự kiện lớn nhất xảy ra với Việt Nam trong 20 năm nay (kể từ thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường quan hệ hóa vào năm 1995). Bạn có biết TPP là gì ? TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế. Bạn vẫn muốn biết rõ hơn về TPP ? Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần biết về hiệp định này

TPP Việt Nam

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản

*Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, và nhiều nước khác đang có ý định tham gia vào TPP
*TPP bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei vào năm 2009, trước khi Hòa Kỳ quyết định tham gia và dẫn đầu

Read the rest of this entry

Lạm Phát là gì? – Những điều cần biết về lạm phát

Lạm Phát là gì?

Những điều cần biết về lạm phát

4dummies.info

Gombi.vn | Beooi.com

Note lại nhân dịp giải thích cho đứa em về sự cần thiết của việc duy trì lạm phát ở tỷ lệ phù hợp trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác.

Lạm phát nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá thời điểm trước (vật giá leo thang). Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là gia tăng chung của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, chứ không phải tăng giá một hàng hóa cá biệt. Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó.Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác.