Monthly Archives: Tháng Mười Một 2021

GÓC NGHIÊNG ĐỐI NHÂN, GÓC VUÔNG ĐỐI VIỆC, GÓC BẸT ĐỐI ĐỜI

GÓC NGHIÊNG ĐỐI NHÂN, GÓC VUÔNG ĐỐI VIỆC, GÓC BẸT ĐỐI ĐỜI: 3 nguyên tắc để là người làm chủ hoàn cảnh chứ không để hoàn cảnh làm chủ đời người

Quá trình đối nhân xử thế cần chúng ta không ngừng học hỏi, tích lũy và rèn giũa cùng các nguyên tắc mới có thể làm chủ được mọi hoàn cảnh dù tốt dù xấu xung quanh.

Nguyên tắc 1: Góc nghiêng đối nhân

Hãy hành xử với những người xung quanh bằng một góc nghiêng 45 độ, đó cũng là góc độ cơ thể khi khom lưng cúi đầu vừa đủ khiêm tốn mà không quá mức nhu nhược, yếu mềm.
Kinh Dịch viết: “Đạo của Trời là rút bớt chỗ dư thừa mà bồi đắp chỗ thiếu hụt; Đạo của đất đai là chỗ cao lồi thì bị xói mòn còn chỗ trũng thấp thì được đắp bồi; Đạo quỷ thần thì trừng phạt kẻ ngạo mạn, ban phước cho người khiêm tốn; Đạo của người thì tự mãn bị ghét còn khiêm hạ được thương”.

Tô Đông Pha là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Tống, nhưng cũng nổi tiếng là người rất kiêu căng ngạo mạn khi còn trẻ.

Một hôm, ông đang đi trên con đường nhỏ thì gặp một cô gái vất vả gánh bùn đi ngược chiều. Tô Đông Pha nhất quyết không nhường đường, thế là cả hai cùng mắc kẹt.

Thấy vậy, cô gái đưa ra một điều kiện rằng, nếu Tô Đông Pha đối được một câu của cô thì cô sẽ lội ruộng nhường đường. Tô Đông Pha đương nhiên là tự tin đồng ý.

Cô gái nói: “Nhất đam trọng nê đáng tử lộ” (Tạm dịch: Một gánh bùn nặng ngăn cản đường).

Tô Đông Pha nghe xong lại không thể đáp, khiến cho những người nông dân đang cấy lúa dưới ruộng cười lớn. Dưới tình thế cấp bách, Tô Đông Pha bèn nói: “Lưỡng bàng phu tử tiếu nhan hồi” (Tạm dịch: Hai bên phu tử cười đáp trả)

Read the rest of this entry