Monthly Archives: Tháng Sáu 2017

Thầy bói bảo…

Thầy bói bảo…

Hồi bé thầy bói phán:
“Lớn lên sẽ theo nghiệp cầm phấn!”. Cứ mơ theo nghiệp Giáo viên ai dè cầm phấn viết lên yên xe ở chợ.

Thầy bói bảo:
“Sau này một tay đưa Đất nước vào Khuôn khổ”. Cứ ngỡ sẽ thành Thủ tướng, Bộ trưởng, Chính trị gia… Hoá ra sau này đi đóng gạch, làm lò.

Thầy bói bảo: “Về sau nhất định sẽ thay đổi bộ mặt Thành phố!”, tưởng được sánh vai với anh Hải Quận Nhất, cẩu hết xa giá nhà giàu, ai dè xách chổi làm thợ quét vôi, quét rác.

Thầy bói bảo: “Tướng này về sau Uy lực hơn người, hàng ngày đè đầu vít cổ thiên hạ không ai cưỡng lại!”. Cứ tưởng tầm thường cũng phải làm đến quan huyện quan xã, ai dè theo nghề Thợ cắt tóc, cạo râu.

Read the rest of this entry

Hiệu trưởng Harvard: Lý do chúng ta phải bước ra ngoài kia để ngắm nhìn thế giới

Hiệu trưởng Harvard: Lý do chúng ta phải bước ra ngoài kia để ngắm nhìn thế giới

Câu nói “Tôi không phải là nữ hiệu trưởng của Đại học Harvard, tôi là hiệu trưởng của Đại học Harvard” khiến người ta ghi nhớ vị nữ hiệu trưởng duy nhất trong hơn 300 năm qua của trường Đại học Harvard – bà Drew Gilpin Faust.

Hiệu trường Đại học Harvard – bà Drew Gilpin Faust.

Dưới đây là bài diễn thuyết của vị hiệu trưởng này. Bà đã dùng những trải nghiệm của chính mình để nói với chúng ta rốt cuộc vì sao phải bước ra ngoài kia để ngắm nhìn thế giới.

Mỗi năm phải đến một nơi xa lạ mới

Đây là yêu cầu đối với bản thân tôi và cũng là một kế hoạch.

Thói quen này có lẽ đã có từ khi còn nhỏ. Đến ngày hôm nay, mỗi năm tôi đều sẽ cùng con tới một nơi xa lạ mới.

Đối với tôi, việc đi du lịch để học hỏi đã trở thành một truyền thống và nó có ý nghĩa đối với sự trưởng thành của bản thân tôi.

Du lịch khiến chúng ta thật sự hiểu biết được thế giới này

Thế giới càng lúc càng nhỏ, mỗi ngày chúng ta đều tiếp xúc với những người mới, đều đã quen với những lần đầu tiên.

Thế giới mà các con đang sống đã trở thành một gia đình, công nghệ khiến cho vấn đề quốc tịch của chúng ta trở nên mơ hồ, khiến việc thông tin liên lạc trở nên nhanh chóng, khiến chúng ta không thể không thích ứng với môi trường xã hội biến đổi không ngừng.

Read the rest of this entry

Tại sao?

Tại sao?

– Tại sao ngày 1/6, ở nhiều nơi, chỉ có học sinh giỏi được nhận quà. Còn các học sinh trung bình hoặc yếu thì không phải là thiếu nhi?
– Tại sao những người vượt đèn đỏ biết thừa là khi lao vào dòng đèn xanh, sẽ khó đi hơn cho bản thân họ và người khác, mà họ vẫn đi?
– Tại sao người ta thích chụp ảnh lưu niệm với cảnh sát nước ngoài mà ít người làm điều tương tự với CSGT nước mình?
– Tại sao khi đi ăn cỗ, phụ nữ thường bị đẩy ra mâm riêng hoặc ngồi cùng với trẻ con mà rất ít khi được ngồi cạnh chồng hoặc người yêu?
– Tại sao tỉ lệ học sinh giỏi của chúng ta rất cao, nền giáo dục được một số tổ chức giáo dục quốc tế cho là tốt, mà chúng ta vẫn ớn nền giáo dục ấy đến tận cổ?
– Tại sao khi đàn ông Tây rửa bát thì được coi là chiều vợ hoặc là đàn ông văn minh, còn đàn ông mình làm thế thì bị coi là sợ vợ?
– Tại sao đến tối mịt rồi mà các anh thanh niên hoặc ông trung niên vẫn ngồi nhậu ở quán mà không thích về nhà, vậy người phụ nữ và con cái họ ra sao?
– Tại sao khi rót rượu, không một ai hỏi người được rót là “có thể uống được nữa không, tôi sẽ rót”, mà cứ chỉ thúc người ta uống, chẳng thèm quan tâm đến việc người đó sau đó có xỉn hoặc ra về tai nạn hay không?
– Tại sao ở một số bãi biển miền trong, phụ nữ xuống tắm biển vẫn mặc cả quần áo?

(c)Nhà báo Anh Ngọc