Monthly Archives: Tháng Chín 2018

“Believe in something, even if it means sacrificing everything”

“Believe in something, even if it means sacrificing everything”

4dummies.info

Hôm nay khắp các trang mạng xã hội đã nổ ra làn sóng tẩy chay Nike dữ dội. Làn sóng bắt đầu chỉ vài giờ sau khi Colin Kaepernick đăng một tấm ảnh anh làm đại diện cho chiến dịch kỉ niệm 30 năm của Nike. Tấm ảnh đen trắng với gương mặt anh cùng dòng chữ “Believe in something, even if it means sacrificing everything”

Tại sao lại tẩy chay, và Colin Kaepernick là ai? Để nói về điều này, mình xin được lật lại thời điểm năm 2016. Chắc nhiều người vẫn chưa quên chiến dịch#BlackLivesMatter rầm rộ năm nào từng làm rúng động giới truyền thông nước Mỹ. Cụm từ “BlackLivesMatter” ra đời lần đầu vào năm 2013, trong một bài đăng trên facebook, được gọi là “bức thư tình cho người da đen”. Bài viết đã lên án về sự tha bổng trắng trợn của toà án dành George Zimmerman, một cảnh sát đã nổ súng tuỳ tiện gây nên cái chết cho cậu bé da đen mười bảy tuổi Trayvon Martin, ở Florida, chỉ vì ông là người da trắng.

Hashtag BlackLivesMatter đã trở thành biểu tượng cho những chiến dịch đấu tranh vì quyền con người trong thời đại công nghệ. Chính xác là 5 năm sau đó, Black Lives Matter là ví dụ rõ ràng của một phong trào tìm thấy thành công trong việc khuếch đại thông qua mạng xã hội, làm tấm gương dẫn đường cho những chiến dịch sau này như#MeToo#LoveWins#MAGA (Make America Great Again)… Và mọi chuyện chỉ được lật lại khi năm 2016, Alton Sterling và Philando Castile cũng như năm sĩ quan cảnh sát khác bị giết, #BlackLivesMatter được cộng đồng mạng khơi lại, gây ra những tranh cãi xung quanh quyền con người. Song song đấy là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn căng thẳng cùng với những phát ngôn đậm tính racist của Donald Trump.

KÍCH DỤC THƯƠNG HẠI

KÍCH DỤC THƯƠNG HẠI

4dummies.info

Camera hướng từ trên cao xuống một cô bé da màu. Cô bé đứng đơn độc trên một cánh đồng ở một nơi vô danh, nhìn về xa với ánh mắt tuyệt vọng, không bao giờ hướng mắt vào máy quay.

Càng khổ càng tốt

Một giọng nói cất lên: “Đây là Daniela. Cô bé 9 tuổi. Cơ thể bé đang bị giày vò bởi những cơn đau do ký sinh trùng, thứ đã giết chết chị của bé, tạo ra. Nếu không có sự giúp đỡ, Daniela sẽ là người kế tiếp”. Một giọt nước mắt rơi xuống má của Daniela…

Đó là một đoạn quảng cáo điển hình mà tác giả Lina Srivastava nói rằng “mọi người dân Bắc Mỹ từ khi sinh ra đến khi lớn lên đều được xem mỗi tối”.

Srivastava là một chuyên gia về truyền thông xã hội ở New York, từng tham gia các chiến dịch truyền thông cho UNICEF, UNESCO và Ngân hàng Thế giới. Và bà gọi đoạn quảng cáo ấy là “kích dục thương hại”. Những môtip quảng cáo như thế đang trở nên quá phổ biến trong thế giới hiện đại.

Không dễ dàng định nghĩa thế nào là “poverty porn”. Các chuyên gia xã hội học tạm đưa ra một giải thích “bất kỳ dạng truyền thông viết, hình ảnh, phim… khai thác tình cảnh nghèo đói nhằm làm tăng sự cảm thông để bán báo hoặc gây quỹ từ thiện hoặc để lấy danh tiếng”.

Nói đến các sản phẩm kích dục (porn), người ta thường nghĩ ngay đến tình dục. Nhưng trong mỗi con người còn những “dục” (ham muốn) mạnh mẽ khác. Lòng thương hại chính là một trong số đó.

Con người luôn có xu hướng xúc cảm rất mạnh trước những mảnh đời nghèo khổ, những đứa trẻ đói khát, những số phận gian truân. Và nếu như tình dục có một dòng sản phẩm văn hóa riêng để đáp ứng thì lòng thương hại bây giờ cũng có.

Nhà báo Mỹ Edward Behr (một cây bút lớn từng làm việc cho Time, Newsweek…) từng kể một câu chuyện nổi tiếng về một phóng viên tác nghiệp ở vùng chiến sự tại Congo trong thập niên 1960. Khung cảnh lúc ấy chỉ có những người đàn ông cầm dao rựa, phụ nữ để ngực trần và những đứa trẻ đang khóc rấm rứt. Một khung cảnh quá thông thường của châu Phi.

Tay phóng viên biết rằng mình cần phải làm gì đó để tạo ra câu chuyện kịch tính. Và anh ta cất tiếng hỏi: “Có ai ở đây từng bị hiếp và nói được tiếng Anh không?” (Anyone here been raped and speaks English?). Câu hỏi này về sau trở thành tựa một cuốn sách của Edward Behr về chủ đề “poverty porn”.

Read the rest of this entry

Hôm nay con đi học có vui không?

Hôm nay con đi học có vui không?

4dummies.info

1/ Việc đi học đang hủy hoại con trai tôi. Tôi cảm nhận rõ điều đó. Sự chán ghét hiện ra trên mặt nó mỗi khi ở trường về. Nó thi trượt tất cả các môn, không đọc sách, ghét thể thao. Sau nhiều bữa tối căng thẳng trong im lặng, cuối cùng tôi bảo nó: Nếu con ghét nhà trường đến thế, thì con có thể bỏ học. Nó gật đầu ngay lập tức.

Đại khái thì chuyện đã diễn ra như vậy với David Gilmour – một ông bố. Như tôi. Và quyết định cho con được bỏ học, với điều kiện phải xem 3 bộ phim do ông chọn mỗi tuần, đã tạo ra bước ngoặt với cuộc đời thằng bé đang cấp phổ thông trung học. Đó là một hành trình dài, vật vã và cảm động, bạn có thể tìm đọc trong cuốn “Cha, con và những thước phim” (The Film Club).

Hôm nay là ngày khai giảng năm học mới. Tôi dậy sớm đi làm. Qua góc phố, thấy đám trẻ mặc đồng phục đứng đợi xe bus. Trong mấy chục giây đèn đỏ, tôi nhìn chúng, chỉ thấy một vẻ chán chường. Mệt mỏi, bơ phờ, không hào hứng. Thực ra ai cũng biết, với đám trẻ ở đô thị (ít nhất là như thế), thì ngày khai giảng từ lâu chỉ còn là một thủ tục mang tính hình thức. Chúng đã đi học từ cả tháng nay, thậm chí là suốt cả mùa hè. Để các thày cô kịp nhồi nhét một khối lượng kiến thức nào đó, của một giáo trình nào đó, với vô số chỉ tiêu nào đó – chẳng ai hiểu được.

2/ Từ ngày đầu tiên con tôi cắp cặp đi học đến giờ, đã sang năm thứ 3 rồi, mỗi ngày gặp nó tôi chỉ hỏi: Hôm nay con đi học có vui không?
Trong những năm tháng đầu tiên, nhiều khi nó rất hào hứng, Vui bố ạ, Có bố ạ, thậm chí là Vui lắm cơ bố ạ. Rồi bi bô kể đủ thứ chuyện về cô, về bạn, bằng một niềm cảm hứng mà người lớn chúng ta bất cứ ai cũng phải thèm khát.
Nhưng bây giờ, khi tôi hỏi Con đi học có vui không? Thì câu trả lời thường là, Cũng bình thường bố ạ, hoặc Không có gì đặc biệt bố ạ.

Thế là thế nào? Bình thường? Không có gì đặc biệt? Tôi không thể, và cũng không muốn gặng hỏi hơn. Bởi vì cái tôi muốn biết không phải là những câu chuyện, mà là sự hào hứng của con với trường lớp. Nó mới lớp 3, và điều đó đã không còn. Thật đáng sợ.

Trường học có vui không?

Read the rest of this entry