Các bài viết cũ

Burn Coin là gì? Tại sao phải Burn Coin?

Burn coin, hay còn gọi là “đốt coin” với nhiều nhà đầu tư nghe có vẻ nực cười, khiến người ta nghĩ đến nghĩa đen là lấy một que diêm và chất đốt để đốt. Thế nhưng sự thực thì không có ngọn lửa nào dùng để đốt coin cả bởi những đồng coin chỉ tồn tại trong không gian ảo. Vậy Burn Coin thực sự là gì?Nội dung bài viếtẩn1. Burn coin là gì?2. Tại sao phải đốt coin như vậy?2.1. Tăng trưởng giá trị token2.2. Sửa lỗi sai2.3. Loại trừ các coin không bán được2.4. Phân chia cổ phần3. Rủi ro khi burn coin

Burn coin là gì?

Burn coin (đốt coin) là quá trình những người đào tiền mã hóa, trên những chiếc máy tính công suất lớn, chuyển token đến một địa chỉ cụ thể – nơi chứa những chìa khóa riêng tư không ai có thể đánh cắp được. Nói đơn giản hơn thì đó là việc người dùng loại bỏ token ra khỏi nguồn cung lưu thông để làm chậm tốc độ lạm phát coin hoặc giảm bớt nguồn cung lưu hành coin. Người ta còn gọi sự đốt coin là Proof-of-Burn, một biến thể của Proof-of-Work(bằng chứng công việc trong quá trình mining coin).

Nếu tất cả những điều trên nghe có vẻ quen thuộc với bạn, thì đó là bởi vì nó giống với khái niệm về một công ty giao dịch công khai mà đang khởi đầu một chương trình mua lại cổ phiếu thường (hay còn gọi cổ phiếu phổ thông). Nếu công ty đó sử dụng tiền mặt để mua lại một phần số cổ phiếu thường của họ, thì số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty đó trên thị trường sẽ giảm. Bằng cách đó, số cổ phiếu còn tồn đọng sẽ trở nên khan hiếm hơn trước, khiến cho giá trị của chúng có khả năng tăng vọt. Hơn nữa (ít nhất là với những công ty giao dịch công khai), thì thu nhập có thể được cải thiện ngay từ mỗi cố phiếu bởi họ chỉ cần phân chia thu nhập ròng cho ít cổ phiếu đang lưu hành hơn.

Cách hoạt động trên cũng tương tự với coin burn. Bằng cách loại bớt số coin đang lưu thông, mỗi token còn lại trên thị trường cũng trở nên khan hiếm hơn trước. Và điều đó sẽ giúp các token tăng giá trị, làm lợi cho các nhà đầu tư dài hạn và đầu tư lớn.

Tại sao phải đốt coin như vậy?

Read the rest of this entry

KINH NGHIỆM HOLD COIN x10 TÀI KHOẢN – DÀNH CHO NGƯỜI MỚI

Hành trình tham gia vào thị trường tiền điện tử đối với một người mới, cũng giống như một ngư dân vươn mình ra biển lớn. Ngoài việc phải có thuyền (tài chính), phải có cả kỹ năng và hiểu biết về biển (kiến thức và kinh nghiệm).. Trên hành trình đó sẽ có nhiều khó khăn, thăng trầm, vấp ngã và vinh quang.. Nhưng.. Chỉ khi bạn về bờ, thu hoạch và dùng tiền xây nhà, dựng cửa. Không còn đi đánh bắt (nghỉ và rời khỏi thị trường).. Thì đó mới là lúc bạn thật sự chiến thắng..!! ❤️


Trong bài viết lần này, Ry chia sẽ về cách mà bản thân mình gia nhập thị trường. Cụ thể và từng bước, những gì mình đã làm, đang làm và sẽ làm.. Những điều bản thân mình không biết hoặc biết nhưng CHƯA LÀM, mình sẽ không chia sẽ (vì nói thì lúc nào cũng dể hơn làm, mà nói những cái không làm đôi khi lại hại người khác) 🙈

Cho nên những điều trong bài chia sẽ này sẽ đi theo quan điểm cá nhân, dựa trên những gì mình hiểu. Và mình cũng đang trong quá trình học tập, nghiên cứu liên tục, chứ không phải là Pro hay gì ghê gớm đâu 🤣. Nếu có thiếu hoặc sai mọi người cứ mạnh dạn bổ sung (để mình học thêm), do kiến thức và kinh nghiệm mình cũng chỉ giới hạn ở một mức độ nhất định..!!

Mình không hứa những điều bản thân mình chia sẽ có thể giúp được bạn. Nhưng mình hứa, đây là những điều mình đã và đang làm..

Ok..!! Giờ vào việc nhanh lẹ luôn nè 🤪

Như các bạn đã thấy, hiện nay làn sóng DEFI phát triển rất nhanh. Rất nhiều coin mới, token mới liên tục được đăng tải. Nhiều người từng chơi coin hiện nay so sánh làn sóng DEFI hiện tại với ICO của những năm 2017-2018. Cá nhân mình cảm thấy có chút khác biệt giữa 2 làn sóng này. Và đây là điều mà những bạn mới nên nắm, hiểu để chơi

ICO trước đây thực chất là một money game không có nền tảng và dể chết ỉu. Vào thời điểm bùng nổ giai đoạn 2017-2018, bất kỳ team nào họ cũng có thể vẽ lên một dự án với những ý tưởng trên mây.. Sau đó chào bán token, mà token lại không được khoá. Người chơi ùa vào mua để đầu tư thì rất nhiều team xả sml người vào sau. Khi đã lấy được tiền, nhiều Team không làm hoặc làm nửa chừng.. Dự án chết, nhà đầu tư mất tiền (vì bản chất token không còn giá trị) 🥲

Read the rest of this entry

95% NHÀ ĐẦU TƯ COIN MẤT TIỀN VÌ HAI YẾU TỐ NÀY – QUẢN LÝ CẢM XÚC VÀ QUẢN LÝ DÒNG VỐN

95% NHÀ ĐẦU TƯ COIN MẤT TIỀN VÌ HAI YẾU TỐ NÀY – QUẢN LÝ CẢM XÚC VÀ QUẢN LÝ DÒNG VỐN

Tại sao giữa lúc thị trường đang Up Trend, nhà nhà khoe lãi đậm, người người khoe x2 x3 tài khoản.. Nhưng vẫn có một số người than lỗ, tài khoản bị chia..!!??

Tại sao ở cùng một Group, nhận cùng một kèo.. Nhưng người thì ăn đậm, lãi to.. Người thì thua đậm, lỗ nặng..!!??

Vậy đâu là sự khác nhau? Có phải do nhiều tiền hay ít tiền? Có phải do nhiều kiến thức hay ít kiến thức? Hay do thông minh bẩm sinh? Thường xuyên khấn vái, chơi hệ tâm linh? 😂

Theo mình quan sát từ những nhà đầu tư đang đi cùng mình, quan sát từ những cú té sml của chính bản thân mình.. Thì 95% số tiền mình mất, là do không kiểm soát được TÂM LÝ và DÒNG VỐN.. Chứ chẳng có liên quan gì đến việc bạn giàu hay nghèo, khấn vái ít hay nhiều..!! 😎

Bài viết lần này, mình sẽ xoay quanh vấn đề mà rất nhiều người mới quan tâm.. Nhiều bạn cũng có liên hệ riêng nhờ mình tư vấn.. Nay làm bài này nhằm chia sẽ lại những gì mình học, làm và trải.. Hy vọng giúp các bạn, đặc biệt là những người mới hoàn toàn, bước vào thị trường này.. Có một cách quản lý vốn hiệu quả và kiểm soát tâm lý trong đầu tư mua bán coin

Read the rest of this entry

QUẢN LÝ VỐN – PHÂN BỔ DANH MỤC ĐẦU TƯ TIỀN ĐIỆN TỬ

Một người mới, bước chân vào thị trường với một số vốn nhất định, tìm cách đầu tư và tối ưu số vốn của mình, với rất nhiều câu hỏi trong đầu..

  • Nên đầu tư bao nhiêu tiền? Đầu tư bao nhiêu đồng coin? Cụ thể là những đồng coin nào?
  • Nên phân chia danh mục thế nào? Bao nhiêu? Nên All in vào một con hay chia nhiều coin?
  • Nên đánh Top coin hay Lowcap? Nên Hold coin nền tảng hay săn gem?
  • Làm sao để tối ưu số tiền bỏ ra? Làm sao để tối đa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro?

Đây là bài chia sẽ dựa trên quan điểm cá nhân và kinh nghiệm của bản thân Ry trong quá trình đầu tư. Ngoài ra còn là những kinh nghiệm mình học tập được từ Admin, một số anh em đi trước, ở một vài Group lớn mà Ry đang theo (Mình sẽ không nhắc tên, tránh ảnh hưởng đến họ và mang tính PR lại kỳ..!!)

Ry hy vọng nó sẽ giúp được các bạn. Đặc biệt là những người mới.. Có thể nghiên cứu và tìm ra cách đầu tư tối ưu cho bản thân mình

Đầu tiên. Trước khi nói đến việc quản lý danh mục và phân bổ đầu tư. Các bạn phải hỏi lại bản thân mình 2 vấn đề:

Read the rest of this entry

BTC Dominance là gì?

BTC Dominance là gì?

BTC Dominance là gì? Nó có ý nghĩa ra sao? Nó luôn xuất hiện trên các trang web thống kê và nghiên cứu dữ liệu về giá! Tại sao nó luôn đi kèm cùng với giá, vốn hóa thị trường của đồng Bitcoin?

Đó là những câu hỏi phổ biến nhất đối với những người mới theo dõi về các thông số của thị trường tiền điện tử. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Blog tiền ảo sẽ chia sẻ cho bạn tất cả các kiến thức liên quan đến BTC.D, cùng theo dõi nhé!

Dominance là gì? BTC Dominance là gì?

Dominance là một từ trong tiếng Anh, ý nghĩa của nó khi được dịch là tiếng Việt có “ưu thế, thống trị”.

BTC Dominance (btc.d hay DOM) là thuật ngữ chuyên ngành, được hiểu là tỷ lệ thống trị của Bitcoin so với phần còn lại, Chi tiết hơn là phần trăm vốn hoá mà Bitcoin chiếm trên tổng vốn hoá của toàn bộ thị trường tiền điện tử.

Tỷ lệ này thể hiện mức ưu thế, mức áp đảo của Bitcoin với các altcoin khác trên thị trường. Có những lúc nó chiếm 60-70%, Hiện tại đang giao động khoảng 50-55%.

Bạn có thể xem chỉ số này tại CoinMarketCap. Hoặc bạn có thể xem trên trang tỷ giá bitcoin trên Blogtienao.

Tỉ lệ BTC Dominance được tính theo vốn hoá bitcoin so với số tiền vốn hóa của tất cả thị trường tiền điện tử trên toàn thế giới.

Read the rest of this entry

TRADE Coin là gì?

TRADE COIN HAY CỜ BẠC

Coin là từ dùng để chỉ các đồng tiền kỹ thuật số được niêm yết và được giao dịch trên các sàn giao dịch. Coin có 2 loại, 1 là Bitcoin, vua của các loại coin, 2 là Altcoin- các con khác nói chung, vì riêng 1 mình anh Bitcoin đã chiếm đến 1/3 tổng giá trị thị trường rồi. Sàn giao dịch là nơi kết nối nhu cầu giữa những người mua, người bán Coin, như 1 cái chợ vậy. Các đồng Coin niêm yết ở các sàn khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn riêng mà mỗi chợ sẽ quy định, đạt được tiêu chuẩn thì mới được lên chợ mua bán. Những người tham gia vào thị trường đó thường được gọi là trader (người giao dịch- giao dịch viên).

Vậy trade coin làm công việc gì? Người trade coin như 1 người đi làm bán hàng ở ngoài đời vậy, mua giá thấp và đợi thời điểm thích hợp để bán giá cao. Được chia ra làm 2 kiểu chính: 1 là trader (giao dịch viên, lướt sóng) , 2 là holder (ôm lâu dài).

Về bản chất của 2 người này là như nhau, đều nhằm mục đích mua giá thấp và kỳ vọng sẽ bán ra được ở giá cao, để kiếm lợi nhuận. Điểm khác biệt lớn nhất ở 2 nhóm người này là thời gian họ nắm giữ những đồng coin mà thôi. Trader thì giao dịch thường xuyên, có thể hàng phút, hàng giờ, hàng ngày, hoặc hàng tuần, hàng tháng. Còn holder lại là những người ôm những đồng coin với thời gian lâu hơn, có thể là tháng, hoặc năm,thậm chí vài năm, có những địa chỉ là hold coin hơn 10 năm chưa bán 1 lần.

Read the rest of this entry