Nhịp và phách trong âm nhạc

Nhịp và phách trong âm nhạc

4dummies.info

ghita.vn

soaica.net

1.    Nhịp:

–       Nhịp là khoảng thời gian chia đều nhau của một bản nhạc. Nhịp nằm giữa 2 vạch nhịp.

– Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh.

– Khi kết thúc 1 đoạn nhạc hay thay đổi khoá nhạc, thay đổi nhịp, người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép.

 

2.    Phách:

–       Trong một nhịp lại chia thành các quãng thời gian đều nhau gọi là phách.

–       Trong nhịp lại có phách mạnh(thường ở đầu nhịp) và phách nhẹ. Nhờ có phách mạnh và phách nhẹ mà người ta phân  biệt được các loại nhịp khác nhau. Ví dụ: 2/4;3/4;4/4;…

3.    Chỉ số nhịp:

–       Là 2 con số khi dưới dạng phân số ở đầu mỗi bản nhạc.

–       Nói chung thì các bản nhạc thường không thay đổi giá trị này.

–       Số trên chỉ số lượng phách trong một nhịp.

–       Số dưới chỉ “giá trị”(thời gian) mỗi phách cơ bản bằng một phần bao nhiêu một nốt tròn.

4.    Ví dụ về chỉ số nhịp:

  1. Nhịp 2/4:

–       Sẽ có 2 phách.

–       Mỗi phách = ¼ nốt tròn = 1 nốt đen(1 đập)

  1. Nhịp 4/4:

–       Sẽ có 4 phách.

–       Mỗi phách = 1 nốt đen(1 đập).

  1. Nhịp 6/8:

–       Sẽ có 6 phách: phách 1 là nặng, phách 4 nặng.

–       Mỗi phách = 1/8 nốt tròn = 1 nốt móc đơn = ½ đập. Như vậy sẽ đập ở 1 và 4.

–       Khi gõ nhịp sẽ là: 1(đập) -2 – 3 – 4(đập) – 5 – 6 – 1(đập) – 2 – 3 – 4(đập) – ….

* Nhịp cũng chia thành nhịp đơn và nhịp kép

5. Nhịp đơn: là loại nhịp có một trọng âm(phách mạnh) trong một nhịp:

5.1. Nhịp 2/4:

– Là nhịp đơn 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ.

– Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.

– Trường độ mỗi nhịp cơ bản ứng với một nốt trắng(kể cả dấu lặng).

– Thường dùng trong các bài hát thiếu nhi hoặc hành khúc vì tiết tấu hợp với tự nhiên của con người.

5.2. Nhịp 3/4:

– Cũng là nhịp đơn có 3 phách: phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ.

–  Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.

– Trường độ mỗi nhịp cơ bản ứng với một nốt trắng chấm(kể cả dấu lặng).

– Thường dùng trong các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vui tươi, sinh động. Nhạc múa ở Châu Âu. Chopin hay sáng tác các bản nhạc nhịp 3/4.

5.3. Nhịp 2/8,3/8: là những nhịp đơn gồm một phách mạnh. Mỗi phách tương đương 1 móc đơn.

6. Nhịp kép: là loại nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên. Nó có thể do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.

6.1. Nhịp 4/4(Ký hiệu là C):

– Là loại nhịp kép 4 phách:

  • Phách đầu(mạnh)
  • Phách hai nhẹ.
  • Phách 3 mạnh vừa.
  • Phách 4 nhẹ.

–  Trường độ mỗi phách tương đương một nốt đen.

– Dùng trong các bài hát trang nghiêm: quốc ca, lãnh tụ ca.

6.2. Nhịp 6/8:

– Là nhịp kép, gần như là 2 nhịp 3/8 cộng lại.

– Gồm 6 phách:

  • Phách 1 mạnh
  • Phách 2 & 3 nhẹ.
  • Phách 4 mạnh vừa
  • Phách 5  & 6 nhẹ.

– Mỗi phách tương đương một móc đơn.

(c) Sưu tầm, tổng hợp nội dung và hình ảnh từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.

Advertisement

About Hình Như Là

Xin đừng tìm biết rõ chàng ta - Nhân loại xem rằng dễ xấu xa Có đến mà yêu thì hãy đến Xem đầu mây gợn, mắt mây qua.

Posted on 01/08/2016, in GUITARTRICKS and tagged , . Bookmark the permalink. Bình luận về bài viết này.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: