Monthly Archives: Tháng Một 2019

BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN

BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN

4dummies.info | Ghita.vn | Gombi.vn | Soaica.net

Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.

Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài “Cuối cùng cho một tình yêu” năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết “Ướt Mi”, “Thương một người” và “Nhìn những mùa Thu đi”. Ngôn ngữ của “Ướt Mi”, “Thương một người” và “Nhìn những mùa Thu đi” còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Ðặng Thế Phong trong “Giọt Mưa Thu” hoặc “Buồn Tàn Thu” của Văn Cao – nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ “đói”, “mỏi” trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.

Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một TCS hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.

Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat – một trường dạy chương trình Pháp – và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.

Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về NhuÐạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà – anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư … chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Read the rest of this entry

Advertisement

Nghèo khổ là ám ảnh

Nghèo khổ là ám ảnh

Tona là một cô gái người Mexico, sinh trưởng ở Los Angeles (Mỹ). Cô có bốn ngôi nhà để cho thuê trên Airbnb, một ở LA, một ở London và 2 căn ở Mexico. Theo mọi chuẩn mực, cô không phải người nghèo.

Nhưng hàng năm Tona và chồng đưa ba đứa con của họ về Baja California, Mexico, sống trong một ngôi nhà mà họ thường cho thuê vào các mùa khác. Ban đêm họ chỉ có điện đến tám giờ tối. Bọn trẻ con không được mang theo Lego hay mớ đồ chơi hiện đại mà chúng có ở LA. Chúng đào đất, xây lâu đài, nhặt đá, làm pháo đài, nhặt rễ rong biển khô, dán thành tranh, nhặt sò ốc, chọn ra con đẹp và đập ra để chế thứ chúng thích.

Tona kể: Cô muốn con cô học về một thế giới khác, nơi không thể dùng tiền để mua mọi thứ, và không phải lúc nào cũng cần đến tiền. Ở Mỹ, chỉ cần có tiền, bọn trẻ có thể đi mua cả cái vỏ sò để chơi (nếu muốn). Ở Mexico, từ nhà họ đến khu chợ gần nhất là 20km. Và ở đây không ai bán vỏ sò.

Mexico nghèo – mọi người Mỹ tôi gặp đều nói vậy. Cái nghèo bứt rứt cả chuyến đi. Tona thì bảo: Tôi đã nghe hàng ngàn lần họ [người Mỹ] thương xót người Mexico nghèo. Họ phiền muộn nói rằng những người Mexico bên bờ biển không có gì trong nhà, áo mặc rách bươm, nhà nền đất. Quá nghèo khổ. Nhưng tôi lớn lên ở đây. Họ cần thức ăn?- Họ bơi xuồng ra và bắt con nhum, tôm hùm cỡ nhỏ, sò, ngao hoặc hàu, tùy vùng nước. Thứ mà người Mỹ trả bằng đô la để ăn trong nhà hàng đắt tiền – và không tươi bằng họ ăn. Về dinh dưỡng, họ luôn khỏe mạnh. Họ có công việc cạnh bờ biển, khai thác sỏi đá bên bờ biển. Họ làm việc cả ngày và được trả công đủ sống. Vậy họ có nghèo không?

Read the rest of this entry

%d người thích bài này: