The CAGED System – “Ông tổ của các hợp âm”

THE CAGED SYSTEM

Hình Như là – 4dummies.info

Gombi.vn | Beooi.com | Ghita.vn

Chuyên mục này tôi gửi đến các bạn một phần hay ho mà ý nghĩa của nó đối với những người mới tập guitar (hoặc cả những người chơi guitar nhiều năm cũng chưa chắc đã rõ) thì chắc là không bút mực bàn phím nào tả được. Bài viết được sưu tầm, biên dịch và chia sẻ với các bạn từ Website GUITARFORBEGINERS, có thể nói thông qua nội dung này các bạn chơi guitar (thường là những người đã qua được lớp vở lòng/cơ bản đang chuẩn bị mò mẫm sang các trình độ nâng cao hơn) có thể hiểu rõ được bản chất các thế bấm hợp âm, nguồn gốc xuất xứ của những hợp âm thông dùng để rồi tùy duyên cũng như sự nỗ lực của các cá nhân có thể khai thác, biến tấu và sáng tạo nên những bài trình diễn tuyệt vời và ở mức độ cao hơn. Khi tôi mới tập đàn, làm quen với những hợp âm cơ bản ở những ngăn đầu tiên, sau đó là các thế dịch chuyển nửa cung, một cung lên cần đàn trên các thế barre (hợp âm chặn). Tôi thường đặt câu hỏi về nguồn gốc những hợp âm đơn giản mà những người đi trước hay trên mạng đã hướng dẫn có nguồn gốc và nguyên mẫu, cách bấm thế nào, tại sao nó lại ra như vậy và có thể bấm ở những ngăn khác ra sao. Phát triển tiếp thì sẽ đi đến đâu. Và rồi tôi đọc được 1 tài liệu đã trả lời cho những thắc mắc của mình. The CAGED System là thứ tôi sắp nói đến. 

(c)Hình Như Là – 4dummies.info

CAGED SYSTEM

CAGED SYSTEM – 4dummies.info

caged system v2

caged system v2 – 4dummies.info

Hệ thống CAGED là những mẫu hình cách bấm các hợp âm quan trọng nhất mà người chơi guitar cần phải ghi nhớ. Nó thực sự là MẸ của các mẫu hình hợp âm guitar, và bất kỳ khóa học giảng dạy guitar nào khi hướng dẫn các bạn sử dụng các hợp âm trên toàn bộ cần đàn đều phải đề cập đến nó. Nói một cách thực tến CAGED System cho bạn thấy cái cách mà guitars làm việc.

Khi chúng ta bắt đầu chơi, thường có xu hướng thích chơi những ngăn đầu, rải những hợp âm mở tại các notes đơn giản. Túm lại là vì dễ bấm, dễ chơi hơn. Từ ngăn thứ 5 trở đi có một sự ngần ngại không hề nhẹ vì những thế bấm hợp âm trở nên phức tạp, khó bấm. Phiền phức hehe. Tuy nhiên, càng phát triển trong việc chơi guitar, thì chúng ta càng phải dịch chuyển lên các ngăn cao hơn, tiếp cận những notes cao hơn. Chúng ta không thể để mình bị giới hạn âm nhạc bởi những thế bấm được bố trí không thể đọc được hình mẫu gốc trong những ngăn cơ bản (những hợp âm ở 3 ngăn đầu dễ chơi là thứ tôi đang nói đến). Phải có một sự đối phó/giải pháp nào đó trong việc vật lộn trong mê cung của những sợi dây và phím đàn.

Và cách thức đó chính là CAGED System.

Trong những trình bày dưới đây, đặc biệt là clip đi kèm, tôi sẽ giải thích cho các bạn nguyên lý làm việc của các hợp âm quan trọng nhất: Chúng ta sẽ sử dụng hợp âm C (Đô Trưởng) làm ví dụ đại diện.

Từ khóa CAGED đơn giản chỉ là sự viết tắt tên gọi của 5 hợp âm mở: Hợp âm C, hợp âm A, hợp âm G, hợp âm E, hợp âm D (Các hợp âm mở của 5 hợp âm trên nếu các bạn chưa biết thì tốt nhất nên học những thứ cơ bản trước rồi hẵn đi đến đây). Ta sử dụng CAGED system để minh họa cho hợp âm C, nhưng các bạn có thể hiểu được nó cũng sẽ áp dụng cho các hợp âm trưởng khác bằng phương pháp dịch chuyển trên cần đàn theo 1/2 cung, 1 cung…

Giải phẫu hợp âm C nào 

Hợp âm chỉ là sự tổng hợp có chọn lựa của các nốt, và những nốt được lặp lại của chính bản thân nó trên cần đàn.
Hãy xem hợp âm C (đô trưởng). Hợp âm C luôn là một ví dụ tốt bởi vì khóa C được sử dụng bởi tất cả các nốt tự nhiên (tức là không có dấu # hoặc dấu b[Giáng] dễ làm chúng ta rối tinh rối mù.

Hợp âm C được tạo bởi 3 nốt (nốt gốc, nốt bậc 3 và nốt bậc 5) của âm giai C. Âm giai của nó bao gồm các nốt: C(1) D(2) E(3) F(4) G(5) A(6) B(7). 

Vì thế nó sẽ là: C, E và G. Khi chúng ta chơi 3 nốt đó cùng nhau. Ta có hợp âm C (Đô trưởng).

Nếu bạn đánh dấu tất cả các nốt C, E, G trên cần đàn bạn sẽ thấy như sau:

Các nốt CGE trên cần đàn

Các nốt CGE trên cần đàn hiển thị tên nốt.

Các nốt CGE trên cần đàn biểu hiện bằng các chấm vàng

Các nốt CGE trên cần đàn biểu hiện bằng các chấm vàng

Dưới đây là mẫu thế bấm của tất cả các hợp âm C. Nó đều bắt nguồn từ hình mẫu CAGED bởi vì nó sử dụng những thế bấm của form C, form A, form G, form E và form D.

Bạn có thể xây dựng các hợp âm khác bằng cách dịch chuyển lên phía trên cần đàn và dùng hợp âm chặn để tạo thành các hợp âm khác. Có thể bạn sẽ chẳng cần sử dụng chúng nhiều nhưng hiểu rõ bản chất sẽ giúp các bạn tiến bộ hơn và sáng tạo hơn trong việc chơi guitar.

Hợp âm C trên các thế bấm khác nhau

Hợp âm C trên các thế bấm khác nhau bắt nguồn từ các form trong CAGED System

Hợp âm C từ ngăn 12 trở đi

Hợp âm C từ ngăn 12 trở đi được lặp lại như ngăn 1

Hợp âm C tổng hợp

Hợp âm C tổng hợp được khoanh vùng bằng các màu khác nhau đại diện cho các form CAGED

Từ trái sang phải, bạn có thể nhìn thấy ô vương màu xanh lá cây chứa các nốt, mẫu hình thế bấm tạo nên hợp âm C dựa trên form C, ô vuông màu tím cũng là hợp âm C nhưng dựa trên form A, ô vuông màu xanh da trời là hợp âm C dựa trên form G, ô vuông màu cam là hợp âm C dựa trên form E, và cuối cùng ô vuông màu đỏ cũng vẫn là hợp âm C nhưng dựa trên form D. Sau đó chúng ta sẽ quay lại từ hợp âm C ở form C và bắt đầu một quãng tám mới.

Minh họa CAGED System thông qua clip

Mình họa CAGED System thông qua clip 

Tất cả đều là hợp âm C ở các thế bấm khác nhau trên toàn bộ cần đàn. Có lẻ các bạn sẽ đặt câu hỏi, biết nhiều thế bấm như vậy có hữu dụng ra sao? Dĩ nhiên câu trả lời là nếu các bạn muốn có thể tùy nghi sử dụng tại các ngăn phù hợp nhất trong quá trình chơi guitar, sẽ không bị giới hạn bởi những khu vực quen thuộc. Khi tôi bắt đầu chơi, việc vượt qua các khu vực từ phím số 4, số 5 trở đi giống như là vùng cấm vào, e sợ và không dám mạo hiểm chơi ở các thế tay cao.

Nhìn những người có thể bấm thoải mái ở các ngăn cao thì cảm thấy rất ngạc nhiên xen lẫn ghen tỵ. Tôi đã không đủ hiểu biết rằng họ đã dịch chuyển các thế bấm bình thường từ cần đàn đi lên cao tạo ra những hợp âm tương tự nhưng không kém phần tuyệt vời. 

Các bạn có thể tham khảo thêm clip hướng dẫn của JustinGuitar hoặc nhiều clip khác để minh họa rõ thêm

Đoạn này viết vào ngày 5/1/2014 bổ sung thêm vài ý từ GUITARHABITS.COM

Tất cả 5 mẫu hình hợp âm được tổ chức trong hệ thống CAGED tạo thành chuỗi tiếp nối trên toàn bộ cần đàn. Thứ tự các hợp âm trong chuỗi cũng sẽ duy trì tương tự. Nếu bạn bắt đầu ở mẫu C thì thứ tự sẽ là C A G E D. Nếu bạn bắt đầu bằng E bạn sẽ có E D C A G. Nếu bạn bắt đầu bằng G bạn sẽ có G E D C A tiếp nối phía sau.

Nhìn lại ví dụ về hợp âm C xem nhé.

FretboardneckCAGED-Cshape

Bạn sẽ thấy toàn bộ ngăn đàn với 5 mẫu hình hợp âm bắt đầu từ cổ đàn với hình mẫu C ở ngăn đầu tiên. Sau đó sẽ là mẫu của A bắt đầu ở ngăn số 3. Mẫu G bắt đầu sau đó ở ngăn số 5, mẫu E ở ngăn số 8 và mẫu D bắt đầu ở ngăn số 10. Tất cả các thế bấm của hợp âm C chơi ở 5 mẫu hình khác nhau.

Nếu bạn để ý sẽ thấy 5 mẫu hình này nối tiếp lên nhau. Nơi mà mẫu này kết thúc sẽ là nơi bắt đầu mẫu hình mới. Ngoại trừ từ D sang C. Nơi mà mẫu D kết thúc sẽ quay lại ngăn 1 hoặc ở ngăn 13 và bắt đầu ở mẫu C trở lại

CHORD TONES

Hệ thống CAGED cũng dễ dàng trong việc hình dung Tone hợp âm trên mỗi mẫu ở cần đàn. Mỗi hợp âm trưởng đều chứa đựng nốt gốc (bậc 1), nốt bậc 3 và nốt bậc 5 trong âm giai trưởng. Nốt đỏ là nốt gốc (1) và nốt đen sẽ là nốt bậc 3 và bậc 5 của hợp âm đó (trong ví dụ trên C là nốt gốc, E là nốt bậc 3 và G là nốt bậc 5.

Biết về nốt gốc của mỗi hình mẫu sẽ dễ dàng cho việc nhận biết hình mẫu và thế bấm. Khi bạn làm việc với âm giai thì nốt gốc cũng có chức năng tương tự.

Ta xem tiếp 1 ví dụ về hợp âm F

FretboardneckCAGED-Eshape

Bạn sẽ nhìn thấy trên cần đàn với 5 hình mẫu hợp âm. Bắt đầu bằng mẫu E (hợp âm F) ở ngăn số 1. Nghĩa là hình mẫu D sẽ bắt đầu ở ngăn số 3, hình mẫu C ở ngăn số 5, hình mẫu A ở ngăn số 8 và hình mẫu G ở ngăn số 10. Tất cả đều là hợp âm F với 5 thế bấm khác nhau.

Hợp âm F chứa đựng các nốt F, A, C. Do đó nốt gốc sẽ là nốt F, nốt bậc 3 sẽ là A và nốt bậc 5 sẽ là C

5shapesCAGED-Eshape

Đến đây thì quá rõ cho các bạn có thể hiểu về CAGED Systems. Chúc các bạn ôn tập tốt.

(c)Vị Tất | Hình Như Là – 4dummies.info

  1. vậy còn đối với hợp âm B thì sao a ?, B là hợp âm chặn có hình giống A , vậy để bấm B ở cách bấm thứ 2 thì nó sẽ bắt đầu từ ngăn nào , a có thể nói rõ giúp e ko . Cám ơn a !

  2. Hợp âm B thì có vấn đề gì khác đâu?. Bắt đầu sử dụng hợp âm B Barre từ ngăn 2 đến ngăn 4 (B sử dụng form A).
    Từ ngăn 4 đến ngăn 7 là hợp âm B sử dụng form G. Kế tiếp từ ngăn 7 đến ngăn 9 là hợp âm B ở form E…rồi đến hợp âm B của form D, form C.

    Tóm lại, nếu bắt đầu bằng form A thì nó sẽ là AGEDC System.

  3. Cảm ơn bài viết của bác.nh e còn chút thắc mắc chưa hiểu rõ,là khi mình muốn tìm hợp âm nào đó.có thế bấm như thế nào? thì biết làm sao để biết nó bắt đầu ở form nào hả bác?

  4. Tôi vẫn chưa hiểu ý bạn, CAGED System chỉ là 1 trong nhiều nội dung kiến thức quan trọng trong học guitar, nó giúp bạn có thể biết được nguồn gốc các hợp âm cơ bản bạn đang sử dụng, có thể chơi những hợp âm ở các thế tay cao. Nhưng tổ hợp những nốt tạo nên hợp âm đó vẫn là theo nhạc lý căn bản về cấu tạo hợp âm.

    Giả dụ bạn muốn biết thế bấm của hợp âm nào đó.
    – Cách đầu tiên đơn giản: Search Google.
    – Học nhạc lý về cấu tạo hợp âm (Hợp âm gì được tạo bởi những nốt gì?)

  5. Chào bác
    Xin cho hỏi hệ thống này dùng cho các hợp âm thứ như thế nào ạ? Cảm ơn và chúc sức khỏe.

  6. Hệ thống này tên của nó bản thân đã là dành cho các hợp âm trưởng rồi. Riêng các hợp âm thứ bạn có thể thấy mối tương quan từ
    – Em->Fm->Gm->Am
    – Am->Bm->Cm->…
    – Dm bạn cũng có thể áp dụng được như bằng cách sử dụng thêm ngón trỏ barre chặn và di chuyển như CAGED System để thành Em->Fm….

    Chúc vui

  7. Cảm ơn rất nhiều …Đúng là MÊ CUNG mà.:)

  8. Cho mình hỏi, Hợp âm Đô Trưởng là C _E_ G nhưng tại sao thế bấm trong ghitar cơ bản lại là C _E _C? Mình mới tập chơi nên bạn có thể giải thích tỉ mỉ giúp mình với được không?

  9. Đã trả lời bạn bên Facebook Page. Rgds!

  10. hay qá, cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình

  11. phạm chí thuận

    hệ thống CAGED này rất hay. thế bấm 1 hợp âm ( vídụ E ) thì sẻ là EDCAG lúc này ta có 5 hợp âm E theo hình thức từ form E,D,C,A,G tịnh tuyến trên cần đàn. rất hay

  12. Rất cám ơn,kiến thức hay và có ích, nhưng cho mình hỏi thêm CAGED system có liên quan gì đến âm giai ko và muốn học âm giai để solo thì có dùng CAGED system được ko?

  13. Kiến thức rất hay và có ích, cho mình hỏi thêm CAGED system có liên quan gì đến âm giai ko và muốn học âm giai để solo có dùng được CAGED system ko?

  14. kiến thức rất hay và bổ ích, cho mình hỏi thêm CAGED system có liên quan gì đến âm giai ko và muốn học âm giai để solo thì vận dụng CAGED system như thế nào?

  15. CAGED System có liên quan đến âm giai, bạn tìm kiếm từ khoá CAGED System Scale nó sẽ ra những chủ đề liên quan đến việc CAGED ra đời thế nào và từ những âm giai ra sao.

  16. cảm ơn ad nhìu. giờ thì mới thông suốt cái vụ CAGED system là gì rồi!

  17. Mình không hiểu tại sao có lúc hợp âm được xây dựng từ các nốt bậc I, IV, V

    “Như vậy bậc I-IV-V là các hợp âm trưởng ii-iii-vi là hợp âm thứ và vii là hợp âm dim, với Hợp âm trưởng cấu tạo từ quãng 3 trưởng (3T) và một quãng 3 thứ(3t)

    Hợp âm thứ cấu tạo từ quãng 3 thứ (3t) và một quãng 3 trưởng (3T)

    Hợp âm dim cấu tạo từ 2 quãng 3 thứ (3t+3t)” (trích từ MAJOR DIATONIC SCALE VÀ ỨNG DỤNG) .
    Còn trong bài này thì lại được xây dựng từ các nốt bậc I, III, V ?

  1. Pingback: The CAGFD System – Ukulele – “Vợ của ông tổ các hợp âm” | Hình Như Là

  2. Pingback: The CAGED System – Nguồn gốc hợp âm Guitar – Cách sử dụng hợp âm chặn – Hợp âm thế tay cao | Hình Như Là

  3. Pingback: The CAGED System – “Ông tổ của các hợp âm” – skyblue12697

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.