“Believe in something, even if it means sacrificing everything”

“Believe in something, even if it means sacrificing everything”

4dummies.info

Hôm nay khắp các trang mạng xã hội đã nổ ra làn sóng tẩy chay Nike dữ dội. Làn sóng bắt đầu chỉ vài giờ sau khi Colin Kaepernick đăng một tấm ảnh anh làm đại diện cho chiến dịch kỉ niệm 30 năm của Nike. Tấm ảnh đen trắng với gương mặt anh cùng dòng chữ “Believe in something, even if it means sacrificing everything”

Tại sao lại tẩy chay, và Colin Kaepernick là ai? Để nói về điều này, mình xin được lật lại thời điểm năm 2016. Chắc nhiều người vẫn chưa quên chiến dịch#BlackLivesMatter rầm rộ năm nào từng làm rúng động giới truyền thông nước Mỹ. Cụm từ “BlackLivesMatter” ra đời lần đầu vào năm 2013, trong một bài đăng trên facebook, được gọi là “bức thư tình cho người da đen”. Bài viết đã lên án về sự tha bổng trắng trợn của toà án dành George Zimmerman, một cảnh sát đã nổ súng tuỳ tiện gây nên cái chết cho cậu bé da đen mười bảy tuổi Trayvon Martin, ở Florida, chỉ vì ông là người da trắng.

Hashtag BlackLivesMatter đã trở thành biểu tượng cho những chiến dịch đấu tranh vì quyền con người trong thời đại công nghệ. Chính xác là 5 năm sau đó, Black Lives Matter là ví dụ rõ ràng của một phong trào tìm thấy thành công trong việc khuếch đại thông qua mạng xã hội, làm tấm gương dẫn đường cho những chiến dịch sau này như#MeToo#LoveWins#MAGA (Make America Great Again)… Và mọi chuyện chỉ được lật lại khi năm 2016, Alton Sterling và Philando Castile cũng như năm sĩ quan cảnh sát khác bị giết, #BlackLivesMatter được cộng đồng mạng khơi lại, gây ra những tranh cãi xung quanh quyền con người. Song song đấy là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn căng thẳng cùng với những phát ngôn đậm tính racist của Donald Trump.

Colin, một cựu cầu thủ bóng bầu dục, đã bắt đầu sự đấu tranh ngấm ngầm của mình vào năm 2016, khi bài quốc ca được chơi trước trận đấu bóng, anh đã không đứng như các đồng đội bên cạnh, mà quỳ một chân xuống, thể hiện sự bất bình. Anh cho rằng lá cờ quốc kì nước Mỹ là biểu tượng của miền đất tự do, nơi mọi người bình đẳng, quyền lợi như nhau, không phân biệt màu da sắc tộc. Nhưng #BlackLivesMatter đã cho thấy một nền dân chủ sụp đổ, nơi con người vẫn phải run sợ trước con người. Hành động này đã dấy lên một phong trào, kéo các tuyển thủ NFL khắp nước bắt đầu tham gia, cùng quỳ xuống dưới màu cờ đất nước và quốc ca để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát và bất bình đẳng xã hội. Vụ việc như cú nổ, trở thành cuộc tranh luận gay gắt khắp cả nước. Người khen ngợi, kẻ chê cười, cuộc đàm tiếu thậm chí đến tai Donald Trump, ông đã lên án chỉ trích những cầu thủ quỳ gối.

Khoảnh khắc anh quỳ gối dưới quốc ca Mỹ, Colin Kaepernick đã phải từ bỏ sự nghiệp NFL của mình. Chỉ trong một đêm anh trở thành người hùng cũng như kẻ tội đồ của nước Mỹ. Năm 2017, anh bị đá khỏi NFL và không hề được bước lên sân cỏ nào từ đó đến nay. Hai năm sau cuộc chiến pháp lý với NFL, Nike quyết định đưa anh làm gương mặt đại diện cho chiến dịch kỷ niệm 30 năm “Just Do It”.

Tấm ảnh đen trắng của Colin với dòng chữ “luôn tin tưởng vào đức tin của bạn, dù cho điều đấy có thể khiến bạn hi sinh mọi thứ” gây nên làn sóng trái chiều. Chỉ trong vài giờ, twitter của Colin đã thu hút hàng trăm ngàn bình luận. Serena Williams, nữ tuyển thủ tennis da màu, đồng thời là gương mặt đại diện của Nike, đã tweet ủng hộ rằng cô cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết khi được là một thành viên trong đại gia đình Nike. Tuy nhiên, tấm ảnh đã gây nên một làn sóng phản ứng dữ dội, xẻ nước Mỹ thành hai luồng tư tưởng. Một số người tuyên bố họ sẽ tẩy chay Nike, trong khi những người khác ca ngợi công ty vì đã dám lên tiếng cho nạn bất công phân biệt chủng tộc. Những người da trắng tức giận, kêu gọi đốt các sản phẩm của Nike, vì họ không thể chấp nhận một người không chịu tuân phục dưới màu cờ quốc kỳ có thể hiên ngang nói về đức hi sinh, và làm gương mặt đại diện cho người Mỹ Quốc. Rất nhiều người đã đăng ảnh và video chính mình đang đốt giày Nike và những sản phẩm khác như tất, mũ, áo quần, balo,… để phản đối công ty với hình ảnh chia rẽ trong chiến dịch quảng cáo kỷ niệm 30 năm.

Điều làm người Mỹ thực sự tức giận? Vượt qua cả sự bất bình đẳng trong xã hội, cụm từ “hy sinh” mới chính là cái tát vào mặt đất nước được xây nên từ những nấm mồ binh sĩ. Người Mỹ cho rằng Colin chẳng hy sinh nhiều như quân đội và cảnh sát. Nhiều người đã tweet hình ảnh các binh sĩ Mỹ chiến đấu ở Afghanistan, hình ảnh ngày 11/9, chiến tranh Irac. Số khác đưa ra ảnh quan tài người lính ngã xuống vì đất nước, được bao phủ bởi cờ Mỹ, chỉ trích rằng đây mới là những người “hy sinh” dưới màu cờ quốc gia và đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp, chứ không phải một kẻ thể hiện sự bất bình bằng cách ịn mông lên bài hát dân tộc và lá cờ 52 sao.

Và lời cuối. Gởi đến những kẻ đang lên án tẩy chay Nike, thay vì lãng phí sự ngu dốt của bạn để đi đốt giày, đốt áo, hãy đem đống đấy tặng cho những người vô gia cư, những người thiếu thốn vật chất, vì người ta chẳng quan tâm đến những đạo lý mà xã hội này đang ra vẻ trịnh thượng. Thế thôi.

#StaywithNike

VIA Facebook Page: 99% nước Mỹ đã có đèn điện.

Advertisement

About Hình Như Là

Xin đừng tìm biết rõ chàng ta - Nhân loại xem rằng dễ xấu xa Có đến mà yêu thì hãy đến Xem đầu mây gợn, mắt mây qua.

Posted on 10/09/2018, in 4IDIOTS and tagged . Bookmark the permalink. Bình luận về bài viết này.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: