Daily Archives: 13/06/2015

SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA THỂ HIỆN TRONG QUẢNG CÁO

SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA THỂ HIỆN TRONG QUẢNG CÁO

Rất đáng đọc để tham khảo và dùng làm tư liệu sản xuất – 4dummies.info

Quảng cáo là những sản phẩm truyền thông đặc biệt trong đó nguồn phát sáng tạo ra các thông điệp trên cơ sở dự đoán sự phản hồi của nguồn nhận trong bối cảnh văn hóa của nguồn nhận. Một quảng cáo có thể thành công ở một nền văn hóa, một quốc gia nhất định, nhưng khi đến quốc gia khác, với nền văn hóa khác, thì có thể bị hiểu sai, bị phản đối. Hiểu về sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia là điều kiện tiên quyết cho những nhà quảng cáo muốn mang sản phẩm truyền thông của mình ra toàn cầu.

   Có rất nhiều bộ tiêu chí để đo lường sự khác biệt về văn hóa nhưng phổ biến nhất là các chiều hướng văn hóa của Giáo sư Geert Hofstede, giảng viên đại học Maastricht, Hà Lan. Thống kê năm 2006 cho thấy lý thuyết này của Hofstede được trích dẫn trong hơn 5000 bài báo trong các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI, trở thành lý thuyết được trích dẫn nhiều nhất mọi thời đại. Nhóm nghiên cứu của Hofstede đã phỏng vấn nhân viên của công ty IBM tại 93 quốc gia để tìm ra sự khác biệt trong cách làm việc, giao tiếp và thái độ của nhân viên IBM trên toàn cầu, từ đó khái quát hóa kết quả nghiên cứu để đo lường văn hóa của từng quốc gia. Hofstede đưa ra bốn chiều hướng để đo lường là: Chỉ số khoảng cách quyền lực, tính cá nhân/tập thể, nam tính/nữ tính, và chỉ số tránh những điều không rõ ràng.
   1. Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI): dùng để đo mức độ những người có ít quyền lực chấp nhận thực tế rằng họ sẽ nhận ít quyền lợi hơn những người có nhiều quyền lực. Trong xã hội có chỉ số khoảng cách quyền lực cao, mọi cá nhân đều tôn trọng thứ bậc, không khuyến khích người ở vị trí thấp vươn lên vị trí cao. Một số quốc gia có PDI rất cao là: Nga, Trung Quốc, Phi-lip-pin, Me-hi-co, Venezuela, Ấn Độ… Một số quốc gia có PDI thấp là Isarel, Áo, Đan Mạch, Anh, New Zealand, Mỹ…

Read the rest of this entry

Advertisement
%d người thích bài này: