Daily Archives: 22/12/2013
Thi ân mạc niệm, thọ ân mạc vong…
Bài viết này tôi cũng khá thích từ rất lâu rồi, chính xác thì nó của acc Sói Đồng Hoang. Một bài viết đi ngược dòng nước, có thể sẽ gây phản ứng với người đọc nhưng các bạn trẻ bây giờ hay nói rằng “thô mà thật. Những người đọc thông liệu có suy nghĩ thế không nhỉ?
Hình Như Là – 4dummies.info
Thi ân mạc niệm, thọ ân mạc vong…
Con người dù ở thời đại nào, nền văn hóa nào, thì cũng đều coi trọng ân nghĩa, bất luận Đông Tây hay Âu Á. Kể cả một số loài vật có trí khôn cũng biết ơn khi ta làm điều tốt cho nó. Điều này chắc khỏi cần ví dụ vì có nhiều quyển sách đã kể ra rồi. Mang ơn thì phải trả ơn, đó là điều quá hiển nhiên, gần như là một bản tính của con người trong xã hội, chả có gì phải bàn cãi hết. Thế nhưng, tôi đây khi vô tình đọc được câu “Thi ân mạc niệm, thọ ân mạc vong” rất lấy làm ngạc nhiên. Bởi đây là câu nói mà cổ nhân đã dạy, và người xưa thì chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng Nho giáo lấy nhân lễ nghĩa trí tín làm chí lập thân. Vậy cớ sao ông bà ta lại để lại cho con cháu một lời dạy chua chát và không có “nghĩa” như vậy ?
Thi ân mạc niệm, tức là mình làm ơn cho ai thì mình nhớ rất rõ. Quả đúng vậy ! Có đôi khi mình làm ơn một cách hết sức tự nhiên mà không cần ai đền đáp, nhưng mình vẫn nhớ rất rõ mình đã giúp ai điều gì. Và mặc dù mình không cần đền đáp, nhưng một tiếng cảm ơn cũng không nhận được sẽ làm mình khó chịu và hụt hẫng ghê lắm. Còn giả như người ta hoàn toàn trở mặt không nhận đã mang ơn mình thì điều đó thực sự làm mình nổi giận ! Vì sao ? Thi ân mạc niệm.
Con người là một sinh linh sống bằng biểu tượng, yêu thích kỷ niệm
Bài này tôi không rõ nguồn gốc, và không còn nhớ tác giả là ai [Maybe là của anh gì đó có nick name là Sói Đồng Hoang?], chỉ nhớ nó nằm trong một bài viết nào đó ở diễn đàn TTVNOnline [Tôi để tên như thế vì cái thời huy hoàng của nó chứ không để là TTVNOL như bây giờ chỉ còn là cái mộ] mà tôi lưu trữ từ năm 2001.
Hình Như Là – 4dummies.info
Con người là một sinh linh sống bằng biểu tượng, yêu thích kỷ niệm
Con người là một sinh linh sống bằng biểu tượng, yêu thích kỷ niệm.
Một cây bút, một chiếc khăn tay, thật chẳng đáng giá bao nhiêu nhưng nếu chúng là kỷ niệm của người yêu tặng, kỷ niệm của một thời chiến trường thì thật là vô giá. Trước đây tôi thường hay thắc mắc: “Tại sao một bức phác hoạ nguyên bản của một hoạ sĩ vĩ đại nào đó lại bán giá cao đến hàng triệu đô la, kỹ thuật hiện đại cho phép người ta có thể sao chép nguyên xi cơ mà ? Tại sao các nhà tâm lý khuyên các bạn trẻ nên học nghê thuật tặng quà, nên dành thời gian cùng nhau đi tham quan, ngắm cảnh? Tại sao họ lại khuyên các cặp vợ chồng trẻ có xung đột hãy tự mình ôn lại những kỷ niệm về một thời họ yêu nhau ? Cần gì phải làm đám cưới, chỉ cần hai người đồng ý ký vào giấy kết hôn là đủ ? Lễ nghi thờ phụng làm gì mấy ông tượng gỗ đó ? Người chết là hết, cúng bái giỗ chạp làm chi cho ruồi nó ăn…! Tại sao các cựu chiến binh Pháp, Mĩ cứ nằn nì bằng được sang thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ, Khe Sanh, nơi họ đã bị thất bại và phải chịu hàng trăm đô la phí tổn?”
Read the rest of this entry