Đám cưới VN – Một nét văn hoá man rợ
Bài viết này của tác giả Anh Vũ [Nick name thì phải] (Từ website Tathy) được post trên mạng từ đâu đó năm 2000 hoặc 2001, tôi cũng chả nhớ là đã đăng nó biết bao lần trên các blog, website hay mạng xã hội cá nhân của mình nhưng mỗi khi dời nhà qua một nơi ở mới nó luôn đi theo tôi đến giờ. Những chi tiết về nội dung của bài viết thì đã quá cũ vì vật giá của cách đây hơn 10 năm vốn khác xa thì hiện tại nhưng nó vẫn luôn có cái gì đó của hiện thực (ít ra cho đến tận bây giờ).
Hình Như Là – 4dummies.info
Đám cưới Việt Nam – Một nét văn hoá man rợ
Anh Vũ – Tathy
Tùy bút nhân dịp nhận tiếp tục một thiệp mời đi dự cơm bụi giá cao
Làm người ai chẳng một lần cưới hỏi – nghi thức thiêng liêng đánh dấu sự kiện hai người xa lạ trở thành một gia đình. Có lẽ đây cũng là một nét văn hoá hay, một phát minh đẹp của loài người. Hình ảnh cô dâu xinh đẹp trong bộ váy trắng tinh khiết với đôi má hồng lên, đôi mắt long lanh vì hạnh phúc dường như là một trong những cái đẹp đẽ nhất của cuộc sống chúng ta.
Thế nhưng, đám cưới ở Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành một nghi thức mọi rợ hết chỗ nói, ít nhất đó cũng là quan điểm của người viết bài này – một trong những nạn nhân đáng thương của tệ nạn cưới hỏi vì đã phải nộp ít nhất đến ngày hôm nay vài ngàn đô la Mỹ cho việc sướng của những người quen biết và không quen biết. Là nạn nhân bởi lẽ người viết hoàn toàn không có ý định làm một affair tương tự để thu hồi vốn.
Nếu các bạn là người Việt Nam, nếu các bạn đã trên 18 tuổi, có lẽ, các bạn cũng ít nhất đã một đôi lần trải qua thảm cảnh phải nộp 100, 200 ngàn để ngồi ăn những món ăn tệ hại cùng với những kẻ hoàn toàn không quen biết trong tiếng nhạc sến tởm lợm của Lam Trường, Phương Thanh, Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Quang Linh và còn trời mà biết được của thằng con ca sỹ đần độn nào nữa.
Đám cưới Việt Nam có nhiều cái mọi rợ, xin chỉ ra đây ba cái theo quan điểm của tôi là đặc trưng nhất:
1. Bản chất tài chính mọi rợ: cưới xin là trách nhiệm và quyền lợi của người đàn ông. Anh ta phải lo tài chính cho đám cưới của mình, nếu không có nhiều tiền, thì cưới đơn giản, nếu nhiều tiền thì cưới theo ý thích. Anh ta không có quyền bắt buộc người khác trả tiền cho cái sướng của mình. Trong số những người đóng tiền cho anh ta lấy vợ, có ít nhất 80% hoàn toàn không thấy việc anh ta cưới vợ có ý nghĩa gì với mình. Đám cưới ở Việt Nam hiện nay tối thiểu cũng phải 500, 600 khách, thử hỏi một người bình thường có nổi 10 người bạn thật sự thân hay không?
2. Hình thức tổ chức mọi rợ: đám cưới nào cũng như đám cưới nào, giống hệt như nhau với hàng loạt các thủ tục mọi rợ, các món ăn kinh tởm, thậm chí cả nụ cười gượng gạo của cả cô dâu chú rể và khách ăn.
3. Văn hoá mọi rợ: cưới xin là một lễ nghi thiêng liêng, cũng như lần làm tình đầu tiên, nó làm cho hai người yêu nhau hoà tan thành một. Có lẽ vì thế, văn hoá đám cưới của dân tộc nào cũng có những thủ tục mang tính tôn giáo, người ta cần đến sự đồng ý, sự chứng kiến của các thế lực huyền bí trong tự nhiên. Những gì Chúa trời đã kết hợp, con người không có quyền phá bỏ. Đám cưới không phải là một công việc kinh doanh, một bữa tiệc nhầy nhụa chỉ mang lại lợi ích tài chính cho những gã chủ nhà hàng béo mập hỷ hả nhìn đàn lợn xì xụp ăn uống.
Nếu trong tâm hồn các bạn có một chút gì đó không phải Việt Nam, làm ơn đừng hỏi tôi sẽ tổ chức đám cưới (nếu có) của mình như thế nào!
Tổ chức đám cưới ỏ Việt Nam là một business man rợ vì nó nhằm vào túi tiền của chính những người mình quen biết. Nhưng dù cho nó có man rợ như vậy, nó vẫn chẳng mang lại lợi ích tài chính cho những “nhà đầu tư”. Để minh hoạ, xin đưa cho bác xem một cái Balance Sheet của một đám cưới Việt Nam điền hình nhé:
Khách ăn: 600 người
Nhà hàng: hạng trung
Chi:
Thiệp mời: 10,000 VNĐ x 600 = 6,000,000 VNĐ
Phí hành chính cho việc đăng ký kết hôn: 150,000 VNĐ
Chăn màn giường chiếu: 10,000,000 VNĐ
Thuê áo cưới cô dâu: 1,000,000 VNĐ x 3 cái = 3,000,000 VNĐ
Thuê áo vét cho chú rể: 500,000 VNĐ
Thuê xe ô tô (CAMRY trắng đời 2000, có 2 con búp bê LX gắn đằng trước): 800,000 VNĐ
Xe cho quan viên hai họ: 500,000 VNĐ x 2 = 1,000,000 VNĐ
Linh tinh phí (ăn uống vớ vẩn khi qua nhà gái): = 2,000,000 VNĐ
Vài thứ nữ trang cho cô dâu (nhẫn cưới, vòng, lắc): 10,000,000 VNĐ
Đầu tư cho khách ăn ở nhà hàng hay khách sạn: = 600,000 VNĐ x 50 = 30,000,000 VNĐ
Tiền bia và nước ngọt (trung bình hai chai Tiger cho 1 người): 16,000 VNĐ x 600 (khách) = 9,600,000 VNĐ
Trăng mật ở Việt Nam (Đà Lạt, Nha Trang, Sapa gì đó) = 7 ngày x 1,000,000 VNĐ = 7,000,000 VNĐ
Tổng chi: 80,050,000 VNĐ
Thu:
Tỷ lệ khách đi ăn: 90%, nộp tiền trung bình 150,000 người (kể cả trẻ con)
600 khách x 90% x150,000 = 81,000,000 VNĐ
Lãi: 950,000 VNĐ
Kết luận: cưới xin chỉ béo chủ nhà hàng, vì cái bàn ăn trị giá 600,000 VNĐ chỉ có 1 tô soup. 1 con gà quay hay vịt quay, dăm cọng rau, đĩa cơm chiên với cái lẩu thập cẩm, giá vốn tối đa là 200,000 VNĐ. Trừ cả công phục vụ và tiền bia rượu, chủ nhà hàng bỏ túi:
400,000 VNĐ x 50 (bàn) = 20,000,000 VNĐ
À quên. còn tiền gửi xe cũng được: 2,000 x 600 x 90% = 1,080,000 VNĐ nữa.
Túm lại, đám cưới là 1 business có lãi xuất rất cao, nhưng chỉ cho chủ nhà hàng. Những thứ cô dâu chú rể kiếm được là vài trăm ngàn tiền lãi, nữ trang, vài cái chăn màn và chuyến đi trăng mật, tổng cộng khoảng 28,000,000 VNĐ. Đó là món tiền lặt vặt và không đủ bù cho việc phải đem tiền đi trả nợ miệng:
2 x 200,000 VNĐ x 600 x 90% = 216,000,000 VNĐ
Trong cả cuộc đời khốn khổ còn lại của mình!
Đúng là một trò man rợ! và ngu ngốc!
Posted on 20/12/2013, in 4IDIOTS and tagged Góc nhìn. Bookmark the permalink. Bình luận về bài viết này.
Bình luận về bài viết này
Comments 0